Đề thi học kì 2 Hóa học Lớp 8 - Đề 12 (Có đáp án và biểu điểm)
Câu 2:Cho 2 ví dụ về 2 loại oxit đã học. Gọi tên từng ví dụ(1đ) (b)
Câu 3: Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất khí sau: Không khí, hiđro và oxi. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết các khí trong mỗi lọ. (vdt) ( 1,5 đ)
Câu 4: Cho 13 g kẽm tác dụng hết với dd HCl thu được muối kẽm clorua (ZnCl2 ) và khí hiđro ( H2 ). Cho toàn bộ lượng khí hidro thu được tác dụng với 20g CuO, sản phẩm là Cu và H2O.
a,Viết phương trình phản ứng xảy ra ? (b) (0.75đ)
b.Tính khối lượng kẽm clorua (ZnCl2) tạo thành ? (h) (1.75đ)
c.Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng khử của H2? (vdc) (1đ)
Câu 5: (vdt) (1.5đ) Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl. Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết các lọ trên.
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hidrô để khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao và thu được 12,8g kim loại đồng..
a/. Hãy lập phương trình phản ứng trên? (b) (0.5đ)
b/. Tính thể tích khí hidrô đã dùng (đktc)? (h) (1.5đ)
c/. Tính khối lượng đồng (II) oxit đã tham gia phản ứng? (vdc) (1đ)
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_8_de_12_co_dap_an_va_bieu_diem.doc
Nội dung text: Đề thi học kì 2 Hóa học Lớp 8 - Đề 12 (Có đáp án và biểu điểm)
- Đề thi Học kì 2 Hóa 8 có đáp án - Đề 12 Đề thi Học kì 2 Hóa 8 có đáp án - Đề 12 ĐỀ BÀI A. TRẮC NGHIỆM (2đ) Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau Câu 1: (vdt) Dãy hợp chất nào sau đây chỉ gồm các hợp chất axit? 1. NaOH; KCl; HCl B. HCl; CuSO4; NaOH 2. HCl; H2SO4; HNO3 D. H2SO4; NaCl; Cu(OH)2 Câu 2: (b) Tính chất hóa học của oxi tác dụng với phi kim thể hiện ở PTHH nào sau đây A.2Cu + O2 → 2CuO B.4Al + 3O2 → 2Al2O3 C.4P + 5O2 → 2P2O5 D.3Fe + 2O2 → Fe3O4 Câu 3: (b) Xác định chất nào thuộc loại oxit axit A.Fe2O3 B.CO C.MgO D.K2O Câu 4: (h) Fe2O3 được gọi là A.Đi sắt trioxit B.Sắt (II,III) oxit C .Sắt (II) oxit D.Sắt (III) oxit Câu 5: (b) Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với A.Một chất B.Kim loại C.Phi kim D.Hợp chất Câu 6: (vdt) Đốt 0,1 mol Mg trong khí oxi thu được MgO. Số gam oxi cần dùng để đốt Mg trong phản ứng trên là A.1,6g B.3,2g C.0,8g D.8g Câu 7: (b) Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là bazơ A.CaO B.HNO3 C.Al2(SO4)3 D.NaOH
- Câu 8: (b) Chất nào sau đây dùng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm A.Fe, HCl B.Cu, HCl C.KMnO4 D.H2O B. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1 : Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau (h) ( 2 đ ) a. Fe3O4 + H2 →Fe + H2O b. CH4 + O2 → CO2 + H2O c. Na + H2O → NaOH + H2 d. Fe + HCl → FeCl2 + H2 Câu 2:Cho 2 ví dụ về 2 loại oxit đã học. Gọi tên từng ví dụ(1đ) (b) Câu 3: Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất khí sau: Không khí, hiđro và oxi. Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết các khí trong mỗi lọ. (vdt) ( 1,5 đ) Câu 4: Cho 13 g kẽm tác dụng hết với dd HCl thu được muối kẽm clorua (ZnCl2 ) và khí hiđro ( H2 ). Cho toàn bộ lượng khí hidro thu được tác dụng với 20g CuO, sản phẩm là Cu và H2O. a,Viết phương trình phản ứng xảy ra ? (b) (0.75đ) b.Tính khối lượng kẽm clorua (ZnCl2) tạo thành ? (h) (1.75đ) c.Tính khối lượng chất còn dư sau phản ứng khử của H2? (vdc) (1đ) Câu 5: (vdt) (1.5đ) Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, NaCl. Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết các lọ trên. Câu 6: Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hidrô để khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao và thu được 12,8g kim loại đồng a/. Hãy lập phương trình phản ứng trên? (b) (0.5đ) b/. Tính thể tích khí hidrô đã dùng (đktc)? (h) (1.5đ) c/. Tính khối lượng đồng (II) oxit đã tham gia phản ứng? (vdc) (1đ) Câu 7: Cho 3,2 g lưu huỳnh cháy trong không khí thu được khí sunfurơ (lưu huỳnh đioxit). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra (b) (0.75đ) b/ Tính khối lượng lưu huỳnh đioxit tạo thành (h) (1.25đ) c/ Tính thể tích không khí cần dùng, biết thể tích không khí bằng 5 lần thể tích khí oxi. (vdc) (1đ)
- Các khí đo ở đktc. ( Cho S = 32, O = 16 ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM (2đ) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp Án C C B D A A D A B. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1: Mỗi phương trình đúng 0.5đ a. Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O b. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O c. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 d. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 Câu 2: Mỗi ví dụ đúng 0.5đ Câu 3: Nhận biết mỗi chất 0.5đ H2 O2 Khoảng khí CuO mđen chuyển Bột CuO (mđen) Không hiên tượng Không hiên tượng thành mđỏ Cu Tàn que đóm Bừng cháy Bình thường (HS có thể làm cách khác nếu đúng vẫn đạt trọn điểm) Câu 4: a/ Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 0.5đ H2 + CuO —> Cu + H2O 0.25đ b/ 0.5đ 0.25đ
- Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2 1mol 2mol 1mol 1mol 0,2 —> 0,2 —> 0,2 0.5đ mZnCl2 = n. M = 0,2 . 136 = 27,2g 0.5đ c/ Vì số mol CuO > H2 mà tỉ lệ số mol CuO và H2 ở phương trình bằng nhau nên ta tính số mol Cu dựa vào số mol H2 0.25đ H2 + CuO —> Cu + H2O 1mol 1mol 1mol 1mol 0,2—> 0,2 —> 0,2 —> 0,2 0.25đ Vậy CuO dư: 0,25 – 0,2 = 0,05 mol 0.25đ mCuO dư = 0,05 . 80 = 4g 0.25đ Câu 5: Lấy mỗi lọ ra 1 ít cho vào 3 chén sứ để làm thí nghiệm Dùng quỳ tím nhận nhúng vào các chén sứ đựng hóa chất thử - ddHCl làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ ( 0,5đ ) - ddNaOH làm quỳ tím chuyển thành màu xanh ( 0,5đ ) - dd NaCl không làm quỳ tím đổi màu ( 0,5đ ) Câu 6: + (0.75 đ ) Oxit axit : SO2 (lưu huỳnh đioxit) P2O5 (điphotpho pentaoxit) CO2 (cacbon đioxit) + (0.75 đ )Oxit bazo : Fe2O3 (sắt III oxit) Al2O3 (nhôm oxit)
- Na2O (natri oxit) Câu 4: (3.0 d) a/ CuO + H2 Cu + H2O ( 0,5đ ) b/ Tính số mol của 12,8 gam đồng: ( 0,5đ ) CuO + H2 Cu + H2O 1mol 1mol 1mol 0,2mol ← 0,2mol ← 0,2mol (0.5đ) Tính thể tích khí hidro cần dùng ( đktc ): V = n.22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lit ) ( 0,75đ ) Khối lượng đồng (II) oxit tham gia phản ứng: m = n . M = 0,2 . 80 = 16 (g) ( 0,75đ ) Câu 7: a/ S + O2 → SO2 0.75đ b/ nS = mS:MS = 3,2:32 = 0,1mol 0.5đ S + O2 → SO2 1mol 1mol 1mol 0,1mol→ 0,1mol→ 0,1mol 0.5đ mSO2 = n.M = 0,1.64=6,4g 0.5đ c/ VO2 = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24lit 0.5đ VKK = 5.VO2 = 5.2,24 = 11,2lit 0.25đ