5 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)

Câu 1.  Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì 
A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. 
B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. 
C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. 
D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. 
Câu 2. Khi đổ 50 cm3  cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích: 
A. bằng 100cm3 
B. nhỏ hơn 100cm3 
C. lớn hơn 100cm3 
D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100cm3 
Câu 3. Đơn vị của công suất là 
A. Oát (W) B. Kilôoát (kW) 
C. Jun trên giây (J/s) D. Cả ba đơn vị trên 
Câu 4. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ? 
A. Xe ô tô đang đỗ bên đường. 

B. Trái bóng đang lăn trên sân. 
C. Hạt mưa đang rơi xuống. 
D. Em bé đang đọc sách. 
Câu 5.  Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không 
có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng 
dùng trên là bao nhiêu? 
A. 81,33 % B. 83,33 % C. 71,43 % D. 77,33% 

pdf 13 trang Lưu Chiến 01/08/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_giua_hoc_ki_2_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023_truong.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi giữa học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Trường Chinh (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022 –2023 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH MÔN VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề 1. ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1.Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công cơ học? A. N/m B. N.m C. N/m2 D. N/m3 Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất.? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B. Công được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. C. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được khi vật dịch chuyển được một mét. Câu 3. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào làđơn vị của công suất? A. Jun trên giây (J/s), kilôoat(kW) B. Oát(W), kilôoat(kW) C. Kilôoat (kW), jun trên giây(J/s) D. Oát(W), kilôoat(kW), jun trên giây(J/s) Câu 4. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Quả bóng đang lăn trên mặt đất. D. lò xo bịép đặt ngay trên mặt đất. Trang | 1
  2. Câu 5. Trong các vật sau đây, vật nào không có động năng? A. Hòn bi năm yên trên sàn nhà. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu. Câu 6. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vào khối lượng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do vận tốc của vật mà có gọi làđộng năng. D. Cơ năng của vật do trọng lượng của vật tạo nên gọi là động năng. Câu 7. Thế năng đàn hồi phục thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. A. Khối lượng B. Độ biến dạng của vật chất đàn hồi. C. Vận tốc của vật D. Khối lượng và chất làm vật Câu 8. Hai bạn Nam và Đăng thi kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi của Đăng. Thời gian kéo gàu nước lên của Đăng lại chỉ bằng nửa thời gian của Nam so sánh công suất trung bình của Nam và Đăng. Câu hỏi nào sau đây là đúng? A. Công suất của Nam lớn hơn vì gàu nước của Nam nặng gấp đôi. B. Công suất của Đăng lớn hơn vì thời gian kéo nước của Đăng chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Na. C. Công suất của Nam và Đăng là như nhau. D. Không có căn cứ để so sánh. II. TỰ LUẬN Câu 9. Phát biểu định luật về công? Câu 10. a) Động năng của một vật phụ thuộc những yếu tố nào? b) Lấy ví dụ vật có cả động năng và thế năng? Câu 11. Một con ngựa kéo một cái xe đi với tốc độ 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Trang | 2
  3. a) Tính quãng đường con ngựa kéo xe trong 1 giờ. b) Tính công suất của ngựa. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A D C A B B C II. TỰ LUẬN Câu 9. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. Câu 10. a) Động năng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. b) Lấy được ví dụ vật có cả động năng và thế năng: Câu 11. a. Trong 1h, con ngựa kéo xe đi được quãng đường là: s = v.t s= 9.1 = 9 km = 9000 m. b. Công của lực ngựa kéo trong 1 giờ là: A = F.s A= 200.9000 = 1800000 J. Công suất của ngựa trong 1 giờ = 3600 (s) là: A P= t 1 800 000 P= = 500 (W) 3600 2. ĐỀ SỐ 2 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH - ĐỀ 02 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Trang | 3
  4. Câu 1. Thác nước đang chảy từ trên cao xuống, có những dạng năng lượng nào? A. Động năng và thế năng B. Động năng C. Thế năng D. Động năng và nhiệt năng Câu 2. Công thức tính công suất là: t A A. P= A.t. B. P = . C. P= D. P = F.s. A t Câu 3. Để đưa một vật lên cùng một độ cao thì dùng tấm ván dài 6m sẽ được lợi về lực khi dùng tấm ván dài 2m, vậy được lợi hơn bao nhiêu lần về lực? A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần Câu 4. Hai cần cẩu cùng nâng một vật nặng 2000N lên cao 2m. Cần cẩu thứ nhất làm trong 3 phút, cần cẩu thứ hai làm trong vòng 120 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu: A. P1>P2 B. P1<P2 C. P1=P2 D. Không đủ dữ kiện Câu 5. Yếu tố quyết định quá trình khuyếch tán xảy ra nhanh hay chậm. A. Thể tích B. Trọng lượng C. Môi trường D. Nhiệt độ. Câu 6. Vật có cơ năng khi: A. Vật có khối lượng lớn. B. Vật có khả năng sinh công. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Câu 7. Đơn vị của cơ năng là: A. W B. J/s C. kW D. J Câu 8. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. PHẦN II. TỰ LUẬN Trang | 4
  5. Câu 9: Phát biểu định luật về công? Viết công thức tính công, nêu tên đơn vị và các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 10: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao? Câu 11: Một công nhân dùng ròng rọc cố định để mang gạch lên tầng trên. Biết người công nhân phải 1 dùng lực kéo là 2500N mới đem được bao gạch lên cao 6m trong thời gian phút. Tính: 2 a) Công của lực kéo người công nhân đó? b) Công suất của người công nhân đó? Câu 12: Người ta kéo vật khối lượng 24kg lên cao bằng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực cản do ma sát trên đường là 36N. Hãy tính công của người kéo, coi vật chuyển động thẳng đều. ĐÁP ÁN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A C C B D B D A PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 9: - Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. - Công thức tính công: A = F.s Trong đó: A là công của lực F (J) F là lực tác dụng vào vật (N) S là quãng đường vật dịch chuyển(m) Câu 10: - Do các phân tử mực chuyển động không ngừng về mọi phía và giữa chúng có khoảng cách. - Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng trên xảy ra nhanh hơn vì khi nhiệt độ tăng các phân tử chuyển động nhanh hơn. Trang | 5
  6. Câu 11: a. Công của lực kéo người công nhân A = F.S = 2500.6 = 15000 (J) b. Công suất của người công nhân là: A 15000 P = ==500 (W) t 30 Câu 12: Công cùa người kéo: A = P.h + Fms.S = 240.1,8 + 36.15 = 972 (J) Vậy công của người kéo là 972 J 3. ĐỀ SỐ 3 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH - ĐỀ 03 A. Trắc nghiệm Câu 1. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì A. Vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. Vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. Vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. Hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. Câu 2. Khi đổ 50 cm3 cát vào 50 cm3 đá, ta được hỗn hợp có thể tích: A. bằng 100cm3 B. nhỏ hơn 100cm3 C. lớn hơn 100cm3 D. có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn 100cm3 Câu 3. Đơn vị của công suất là A. Oát (W) B. Kilôoát (kW) C. Jun trên giây (J/s) D. Cả ba đơn vị trên Câu 4. Các trường hợp nào sau đây vật có thế năng ? A. Xe ô tô đang đỗ bên đường. Trang | 6
  7. B. Trái bóng đang lăn trên sân. C. Hạt mưa đang rơi xuống. D. Em bé đang đọc sách. Câu 5. Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50 kg lên cao 2 m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125 N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng trên là bao nhiêu? A. 81,33 % B. 83,33 % C. 71,43 % D. 77,33% Câu 6. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao. C. Ô tô đang chuyển động trên mặt đường nằm ngang. D. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống. Câu 7. Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên B. chuyển động không ngừng. C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Câu 8. Một lực sĩ nâng quả tạ có trọng lượng 200N lên cao 2m thì công của lực nâng của lực sĩ là bao nhiêu? A. 0,01J B. 100J. C. 200J D. 400J B. Tự luận Câu 9: a) Công suất là gì? b) Khi nói công suất của xe tải là 30000W cho ta biết điều gì? Câu 10: a) Nhiệt năng là gì? b) Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật, đó là cách nào? c) Nhiệt lượng là gì? Câu 11: Trang | 7
  8. Nhỏ một giọt mực vào cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu của mực.Tại sao ? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi ? Tại sao ? Câu 12: Một công nhân dùng ròng rọc cố định để mang gạch lên tầng trên. Biết người công nhân phải dùng lực kéo là 2500N mới đem được bao gạch lên cao 6m trong thời gian 30 giây. Tính: a) Công của lực kéo người công nhân đó? b) Công suất của người công nhân đó? ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D C C D A D B. Tự luận Câu Nội dung a. Công suất là công thực hiện trong một đơn vị thời gian (trong 1 giây) 9 b. Khi nói công suất của xe tải là 30000W có nghĩa là trong 1 giây xe tải thực hiện được một công là 30000J. a. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật b. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật: thực hiện công và truyền nhiệt. 10 c. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Giữa các phân tử nước và phân tử mực có khoảng cách, các phân tử này chuyển động không ngừng theo mọi hướng nên các phân tử nước và phân tử mực xen vào khoảng cách của nhau. Do đó nước có màu của mực. 11 - Nhiệt độ nước tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn. - Do nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. a. Công của lực kéo người công nhân 12 A = F.S = 2500.6 = 15000 (J) b. Công suất của người công nhân là: Trang | 8
  9. 4. ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH - ĐỀ 04 Câu 1. a) Khi nào thì có công cơ học? b) Nêu định luật về công. Câu 2. a) Khi nào vật có cơ năng? Thế năng, động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? b) Lấy ví dụ về vật có thế năng đàn hồi? Lấy ví dụ về vật có động năng? Câu 3. a) Viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét, giải thích các đại lượng trong công thức và đơn vị của chúng. b) Nêu điều kiện để vật nổi, vật lơ lửng, vật chìm? Câu 4. a) Một vật có dạng hình hộp chữ nhật kích thước 30cm x 20cm x 10cm. Tính lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật khi thả nó chìm hoàn toàn vào một chất lỏng có trọng lượng riêng 12 000N/m3. b) Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe di chuyển một quãng đường 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu. ĐÁP ÁN Câu Nội dung a) Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời Câu 1 b) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. a) Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. - Thế năng phụ thuộc vào độ cao của vật so với vị trí khác hoặc phụ thuộc vào độ biến dạng của vật. Câu 2 - Động năng của vật phụ thuộc vào chuyển động của vật. b) Ví dụ về vật có thế năng đàn hồi: khi dây cao su bị kéo dãn Ví dụ về vật có động năng: Chiếc xe đạp đang trên dốc. Câu 3 a) Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac si met: FA = d.V Trang | 9
  10. Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) b) Khi một vật bị nhúng ngập hoàn toàn trong chất lỏng thì bao giờ cũng có hai lực tác dụng lên vật, đó là: - Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (P) - Lực đẩy Ácsimet có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. (FA) * Vật chìm xuống dưới đáy khi: P >FA. * Vật nổi lên khi: P < FA. * Vật lơ lửng trong lòng chất lỏng khi: P = FA a) Cho biết Thể tích của vật hình hộp chữ nhật là: d = 12 000N/m3 V = 30.20.10 = 6000(cm3) = 0,006 (m3) FA = ? Lực đẩy Ác–si–mét tác dụng lên vật là: FA = d.V = 12 000.0,006 = 72 (N) Câu 4 b) Cho biết Công của lực kéo của đầu tàu là: F = 5000N A = F.s = 5000.1000 = 5 000 000 (J) S = 1000m A = ? 5. ĐỀ SỐ 5 ĐỀ THI GIỮA HK2 MÔN VẬT LÍ 8 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH - ĐỀ 05 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tại sao quả bổng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán? A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu. Trang | 10
  11. B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại. C. Cát được trộn lẫn với ngô. D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm. Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thực hiện công cơ học? A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động. B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên. C. Ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang. D. Quả nặng rơi từ trên xuống. Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 5: Công suất là: A. Công thực hiện được trong một giây. B. Công thực hiện được trong một ngày. C. Công thực hiện được trong một giờ. D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Câu 6: Vật có cơ năng khi: A. Vật có khả năng sinh công. B. Vật có khối lượng lớn. C. Vật có tính ì lớn. D. Vật có đứng yên. Câu 7: Hiện tượng khuếch tán là: A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau. B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau. C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc. D. Hiện tượng cầu vồng. Câu 8: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? Trang | 11
  12. A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 9: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 10: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay. Câu 11: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất. A. Khi có lực tác dụng vào vật. B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực. C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực. D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên. Câu 12: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. chuyển động không ngừng. B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. II. TỰ LUẬN Câu 13: Tại sao khi pha nước đường thì ra phải cho đường vào nước trước, khuấy đều cho đường tan hết rồi mới cho đá? Câu 14: Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích? Câu 15: Một người kéo một vật từ giếng sâu 12m lên đều trong 30s. Người ấy phải dùng một lực 220N. Tính công, công suất và vận tốc của người kéo. ĐÁP ÁN Trang | 12
  13. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C B C D A A A D A C B II. TỰ LUẬN Câu 13. - Vì nhiệt độ càng cao các phân tử nước và đường chuyển động càng nhanh, sự khuếch tán đường trong nước diễn ra nhanh hơn. - Nếu bỏ đá vào nước trước, nhiệt độ của nước sẽ bị hạ thấp nên làm quá trình khuếch tán đường diễn ra chậm hơn rất nhiều. Câu 14: Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước. Câu 15: Tóm tắt: s = 12m; t = 30s; F = 220N. A = ?; P =? Công thực hiện của người kéo là: A = F.s = 220.12 = 2640J. Công suất của người kéo là: P = A/t = 1440/20 = 88W Đáp số: A = 2640J; P = 88W Trang | 13