Đề cương ôn tập cuối kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Đình Giót

I. TRẮC NGHIỆM

Bài 23: Trình bày đặc điểm vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

Bài 28: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Bài 29: Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình? Con người có những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến bề mặt địa hình?

Bài 32: Nếu đặc điểm các mùa khí hậu và thời tiết nước ta. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.

Bài 33: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Sông ngòi mang lại cho con người những lợi ích gì? Nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm sông ngòi?

II. TỰ LUẬN

Bài 1: Vẽ biểu đồ thể nhiệt độ, lượng mưa của trạm Hà Nội (Bảng số liệu SGK/110). Nhận xét.

Bài 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta. Trình bày nơi phân bố của 3 nhóm đất chính (Bài 2, SGK/129)

Bài 3 : Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. (bài 31)

III. CÂU HỎI MINH HỌA

Câu 1. Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào:

A. Điện Biên             B. Hà Giang                          C. Khánh Hòa           D. Cà Mau

Câu 2. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào

A. Quảng Nam          B. Quảng Ngãi                      C. Quảng Bình          D. Quảng Trị

docx 4 trang Ánh Mai 15/03/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Đình Giót", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_ii_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì II môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phan Đình Giót

  1. PHÒNG GD & ĐT THANH XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH GIÓT MÔN: ĐỊA LÍ – KHỐI 8 Năm học 2021 – 2022 I. TRẮC NGHIỆM Bài 23: Trình bày đặc điểm vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam. Bài 28: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta? Tại sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Bài 29: Trình bày đặc điểm các khu vực địa hình? Con người có những tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến bề mặt địa hình? Bài 32: Nếu đặc điểm các mùa khí hậu và thời tiết nước ta. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại. Bài 33: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Sông ngòi mang lại cho con người những lợi ích gì? Nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm sông ngòi? II. TỰ LUẬN Bài 1: Vẽ biểu đồ thể nhiệt độ, lượng mưa của trạm Hà Nội (Bảng số liệu SGK/110). Nhận xét. Bài 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta. Trình bày nơi phân bố của 3 nhóm đất chính (Bài 2, SGK/129) Bài 3 : Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. (bài 31) III. CÂU HỎI MINH HỌA Câu 1. Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào: A. Điện Biên B. Hà Giang C. Khánh Hòa D. Cà Mau Câu 2. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Quảng Bình D. Quảng Trị Câu 3. Đồng bằng lớn nhất nước ta là: A. đồng bằng duyên hải miền Trung B. đồng bằng châu thổ sông Hồng C. đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc D. đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Câu 4. Nơi có nhiều bão nhất ở Việt Nam là: A. Bắc bộ B. Trung bộ C. Tây Nguyên D. Nam bộ
  2. Câu 5. Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm: A. dày đặc, chủ yếu là các sông lớn B. thưa thớt C. thưa thớt, phân bố rông khắp D. dày đặc, phân bố rộng khắp Câu 6. Địa hình núi nước ta được chia thành bốn khu vực: A. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc B. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Câu 7. Các cao nguyên badan phân bố ở: A. Đông Bắc B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 8. Lượng phù sa lớn của sông ngòi tập trung chủ yếu vào hai hệ thống sông nào của nước ta? A. Sông Mã và sông Đồng Nai B. Sông Hồng và sông Mã C. Sông Đồng Nai và sông Mê Công D. Sông Hồng và sông Cửu Long Câu 9. Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió là: A. Đông Bắc và Tây Nam B. Bắc và Nam C. Tây Bắc và Đông Nam D. Đông và Tây Câu 10. Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ A. 15⁰ vĩ tuyến B. 16⁰ vĩ tuyến C. 17⁰ vĩ tuyến D. 18⁰ vĩ tuyến Câu 11. Ảnh hưởng của gió mà mùa đông đối với khí hậu miền Bắc là A. nóng ẩm, mưa nhiều B. nóng, khô, ít mưa C. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. lạnh và khô Câu 12. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi: A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn Nam C. Bạch Mã D. Trường Sơn Bắc Câu 13. Dãy núi cao nhất nước ta là: A. Hoàng Liên Sơn B. Pu Đen Đinh C. Pu Sam Sao D. Trường Sơn Bắc Câu 14. Chế độ nước của sông ngòi nước ta: A. đầy nước quanh năm B. nhiều nước nhưng càng về hạ lưu thì lượng nước càng giảm
  3. C. hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt D. lũ vào thời kì mùa xuân Câu 15. Để hạn chế ô nhiễm của các dòng sông, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là: A. trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn B. xử lý nước thải, chất thải công nghiệp C. khai thác tốt các nguồn lợi từ sông D. đắp đê ngăn lũ Câu 16. Đồng bằng nước ta được chia thành hai loại là: A. đồng bằng thấp và đồng bằng cao B. đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển C. đồng bằng phù sa mới và đồng bằng phù sa cổ D. đồng bằng phù sa sông và đồng bằng pha cát ven biển Câu 17. Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng: A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Đông Nam D. Tây Nam Câu 18. Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở vùng nào của nước ta? A. Vùng Đông Bắc B. Vùng Tây Bắc C. Vùng Trường Sơn Nam D. Vùng Trường Sơn Bắc Câu 19. Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? A. Vịnh Hạ Long B. Vịnh Dung Quất C. Vịnh Thái Lan D. Vịnh Cam Ranh Câu 20. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào? A. Phú Yên B. Ninh Thuận C. Khánh Hòa D. Bình Định Câu 21. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là: A. đồi núi B. đồng bằng C. đồi trung du D. bán bình nguyên Câu 22. Đặc điểm thời tiết phổ biến trên cả nước vào mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 là: A. nóng ẩm, mưa nhiều B. nóng, khô, ít mưa C. lạnh và khô D. đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm Câu 23. Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là: A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung B. Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông C. Tây - Đông và Bắc - Nam D. vòng cung và Tây - Đông Câu 24. Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay là:
  4. A. Hòa Bình B. Sơn La C. Yaly D. Trị An Câu 25. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo? A. Địa hình cao nguyên B. Địa hình đồng bằng C. Địa hình đê sông, đê biển D. Địa hình cacxtơ Câu 26. Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào? A. Điện Biên B. Cà Mau C. Khánh Hòa D. Hà Giang Câu27. Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là A. Pu Si Cung B. Pu Tha Ca. C. Phan-xi-păng. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 28. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam: A. 55% B. 65% C. 75% D. 85% Câu 29. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta: A. Vĩ độ B. Kinh độ C. Gió mùa D. Địa hình Câu 30. Mưa ngâu thường diễn ra ở ở khu vực nào ở khu vực nào : A. Tây Bắc B. Đồng bằng Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ D. Nam Bộ Tổ chuyên môn duyệt Ban giám hiệu duyệt