Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Kim Ngân

Câu 1. Căn cứ vào tính chất nào mà chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện?

A. Tính dẫn điện B. Tính đàn hồi

C. Tính không dẫn điện (cách điện) D. Tính dẻo

Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học.

B. Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hoá học.

C. Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái (theo tiếng Latinh) trong đó chữ cái đầu viết dạng chữ thường.

D. Kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 3. Cho các chất sau: ZnO, N2, O3, Al, SO2, K2CO3. Có bao nhiêu chất là đơn chất?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4. Chất nào dưới đây là hợp chất?

A. Mg B. H2 C. Ca D. KCl

Câu 5. Chất nào dưới đây là đơn chất kim loại?

A. N B. S C. Ag D. Si

Câu 6. Phân tử khối của hợp chất HNO3 là bao nhiêu?

A. 62 đvC B. 63 đvC C. 60 đvC D. 61 đvC

Câu 7. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất và phân tử của hợp chất?

A. Hình dạng của phân tử B. Kích thước của phân tử

C. Số lượng nguyên tử trong phân tử D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyêntố hóa học trở lên.

B. Hợp chất là những chất được tạo nên từ ba nguyêntố hóa học trở lên.

C. Nước, muối ăn là những hợp chất hữu cơ.

D. Đường, rượu gạo là những hợp chất hữu cơ.

Câu 9. “Năm phân tử khí oxi” được biểu diễn như thế nào?

A. 5 O B. 5 O2 C. 5 O5 D. 5 O2

docx 4 trang Lưu Chiến 08/07/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Kim Ngân

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS CỰ KHỐI MÔN HÓA HỌC 8 NĂM HỌC 2022 - 2023 I. Phạm vi: Chương 1: Chất – nguyên tử - Phân tử II. Nội dung ôn tập 1. Chủ đề 1: Chất – Nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Phân biệt vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo. - Có mấy tính chất của chất? Làm thế nào để biết được tính chất của chất? ứng dụng những tính chất đó trong đời sống? - Thế nào là chất tinh khiết, hỗn hợp? Cho ví dụ. Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp? - Nguyên tử là gì? Nêu cấu tạo nguyên tử? Vận dụng giải bài tập tìm số hạt p, n, e. - Nguyên tố hóa học là gì? Nguyên tử khối là gì? So sánh độ nặng nhẹ giữa các nguyên tử. 2. Chủ đề 2: Đơn chất – Hợp chất – Phân tử - Thế nào là đơn chất, hợp chất? Cho ví dụ. - Phân loại đơn chất, hợp chất, đặc điểm cấu tạo từng loại là gì? - Phân tử, phân từ khối là gì? Vận dụng tính PTK của 1 số chất. 3. Chủ đề 3: Công thức hóa học – Hóa trị - CTHH của đơn chất, hợp chất được biểu diễn như thế nào? Cho ví dụ. - Ý nghĩa của CTHH? - Hóa trị là gì? Nêu quy tắc hóa trị. - Vận dụng giải các bài tập tìm hóa trị của nguyên tố, lập CTHH của hợp chất III. Một số câu hỏi gợi ý: 1. Phần trắc nghiệm Câu 1. Căn cứ vào tính chất nào mà chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây điện? A. Tính dẫn điện B. Tính đàn hồi C. Tính không dẫn điện (cách điện) D. Tính dẻo Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai? A. Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. B. Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng 1 kí hiệu hoá học. C. Kí hiệu hóa học gồm 1 hoặc 2 chữ cái (theo tiếng Latinh) trong đó chữ cái đầu viết dạng chữ thường. D. Kí hiệu hóa học của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố đó. Câu 3. Cho các chất sau: ZnO, N2, O3, Al, SO2, K2CO3. Có bao nhiêu chất là đơn chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4. Chất nào dưới đây là hợp chất? A. Mg B. H2 C. Ca D. KCl Câu 5. Chất nào dưới đây là đơn chất kim loại? A. N B. S C. Ag D. Si Câu 6. Phân tử khối của hợp chất HNO3 là bao nhiêu? A. 62 đvC B. 63 đvC C. 60 đvC D. 61 đvC Câu 7. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất và phân tử của hợp chất? A. Hình dạng của phân tử B. Kích thước của phân tử C. Số lượng nguyên tử trong phân tử D. Nguyên tử cùng loại hay khác loại Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học trở lên. B. Hợp chất là những chất được tạo nên từ ba nguyên tố hóa học trở lên. C. Nước, muối ăn là những hợp chất hữu cơ. D. Đường, rượu gạo là những hợp chất hữu cơ. Câu 9. “Năm phân tử khí oxi” được biểu diễn như thế nào? 2 A. 5 O B. 5 O2 C. 5 O5 D. 5 O Câu 10. Hóa trị của nguyên tố là: A. con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.
  2. B. chỉ số của nguyên tử các nguyên tố trong phân tử. C. con số biểu thị khả năng liên kết giữa các nguyên tử với nhau. D. chỉ số liên kết giữa các nguyên tố với nhau. Câu 11. Biết hóa trị của oxi là II. Hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 là: A. II B. III C. IV D. V Câu 12. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn nguyên tử đồng bao nhiêu lần? A. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 0,5 lần nguyên tử đồng. B. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 2 lần nguyên tử đồng. C. Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn 0,5 lần nguyên tử đồng. D. Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn 2 lần nguyên tử đồng. Câu 13. Nguyên tử X có 26 hạt proton, 30 hạt nơtron. Tổng số hạt trong X là: A. 56 B. 58 C. 82 D. 86 Câu 14. Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Vậy X thuộc nguyên tố nào sau đây? A. Si B. Ca C. Cu D. Fe Câu 15. Muốn biết một chất có tan trong nước hay không ta cần: A. quan sát B. làm thí nghiệm C. dùng dụng cụ đo D. ngửi Câu 16. Dãy các nguyên tố kim loại là: A. Zn, Fe, Al B. Fe, O, Al C. Cu, C, S D. O, H, C Câu 17. Nhóm công thức hóa học nào biểu diễn toàn hợp chất? A. H2, Cl2, HCl, NaOH B. CO2, O2, NH3, CuSO4 C. CuSO4, H2O, Mg, HNO3 D. CuSO4, CO2, CH4, Na2O Câu 18. Hợp chất Fex(SO4)3 có phân tử khối là 400 đvC. Giá trị của x là bao nhiêu? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 19. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố X với H là XH2 và hợp chất tạo bởi nguyên tố Y với Cl là YCl3. Công thức hoá học của hợp chất giữa nguyên tố X và nguyên tố Y là gì? A. X3Y2 B. X2Y3 C. XY3 D. X3Y Câu 20: Kí hiệu hóa học của kim loại Magie là gì? A. M B. Ma C. Mn D. Mg 2. Phần tự luận Dạng 1: Bài tập tính phân tử khối khi biết thành phần nguyên tố Bài 1: Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống Thành phần nguyên tố CTHH Phân tử khối 1 Magie, 1 Lưu huỳnh, 4 Oxi 2 Nito 1 Kali, 1 Cacbon, 3 Oxi 2 Sắt, 3 Oxi Bài 2: Tính phân tử khối của các chất sau: H2SO4, HNO3, Al2(SO4)3, BaCO3, Na3PO4, Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4, KOH, Al2O3, Fe(OH)3, Cu(NO3)2, C6H12O6. Dạng 2: Tìm hóa trị khi biết CTHH Bài 3: Tìm hóa trị của các nguyên tố sau, biết: a. S hóa trị II, K2S, MgS, Cr2S3. b. Cl hóa trị I: KCl, BaCl2, AlCl3. c. Fe2O3, CuO, N2O3. d. NH3, C2H2, HBr, H2S. e. Nhóm CO3 và SO4 hóa trị II : ZnCO3, BaSO4, Li2CO3 f. Nhóm NO3 và OH hóa trị I : NaOH, Zn(OH)2, AgNO3. Dạng 3: Lập CTHH Bài 4: Lập CTHH của các hợp chất sau: a) P(V) và O(II) b) C(IV) và S(II) c) Zn(II) và NO3(I) d) Fe(III) và SO4(II) Bài 5: Người ta xác định được rằng nguyên tố silic (Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hidro. a. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
  3. b. Xác định hóa trị của silic trong hợp chất. Bài 6: Một hợp chất của nguyên tố T hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng. a. Xác định nguyên tử khối và tên của T. b. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất. Dạng 4: Bài tập tách chất Bài 7: Trình bày phương pháp tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp: a. Nước ra khỏi hỗn hợp nước và dầu hỏa b. Bột sắt ra khỏi gỗ và bột nhôm c. Cát ra khỏi cát và muối d. Muối từ nước biển BGH duyệt TTCM/NTCM duyệt Người lập Nguyễn Ngọc Anh Vũ Thị Kim Ngân