Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An

1. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

2. Một ô tô có công suất 75kW

a. Tính công do ô tô thực hiện trong 1,5 giờ?

b. Biết xe chuyển động với vận tốc 10m/s. Tính lực kéo của động cơ?

3. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 200N và đi được 3km trong nửa giờ.

a. Tính công của ngựa.

b. Tính công suất trung bình của ngựa.

4. Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.

5. Một thác nước cao 60m có lưu lượng 30m3/s, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.

4

a. Tính công mà thác nước thực hiện trong 1 giây.

b. Tính công suất cực đại của thác nước.

6. Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m, mất 20 giây. Tính

công suất do cần cẩu sản ra.

7. Một người kéo 1 gàu nước từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo là 0,5 phút. Công suất

của lực kéo là 15W. Trọng lượng của gàu nước là bao nhiêu.

8. Để đưa một vật có trọng lượng P=420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng

rọc động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát.

a.Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên.

b. Tính công nâng vật lên.

pdf 4 trang Lưu Chiến 22/07/2024 100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Chu Văn An

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II Môn: Vật lí 8 Năm học: 2021 - 2022 I. LÍ THUYẾT 1. Công cơ học: Công thức tính công của lực kéo: A= F.s Trong đó : A là công của lực F (J) F là lực tác dụng vào vật ( N ) s là quãng đường vật dịch chuyển (m) 2. Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. A Hiệu suất của máy: H = 1 100% A2 + A1 : là công có ích (J) A1 = Ph + A2 : là công toàn phần (J) F = P +Ròng rọc cố định: s = h P F = +Ròng rọc động: 2 s =2h 3. Công suất: Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suất: P = Trong đó P là công suất (W) A là công thực hiện được (J) t là thời gian thực hiện công (s) 4. Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công cơ, ta nói vật có cơ năng 5. Thế năng hấp dẫn: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. 6. Thế năng đàn hồi: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. 7. Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. 8. Nguyên tử, phân tử - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động này còn gọi là chuyển động nhiệt. 9. Nhiệt năng: Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật. 1
  2. 10. Các cách làm thay đổi nhiệt năng. (2 cách) a)Thực hiện công: Khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng có thể nóng lên, nhiệt năng của nó tăng. b)Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng mà không cần thực hiện công. 11. Nhiệt lượng: Là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. 12. Dẫn nhiệt: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. (Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn) 13. Đối lưu: Là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. (Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí) 14. Bức xạ nhiệt: Là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. (Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không) 15. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Khối lượng của vật. - Độ tăng nhiệt độ của vật. - Chất cấu tạo nên vật. (nhiệt dung riêng của chất làm vật) 16. Công thức tính nhiệt lượng. Q = mc t Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (J) m là khối lượng của vật (kg) 0 = t2-t1 là độ tăng nhiệt độ ( C) hoặc (K) c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/Kg.K) 17. Nhiệt dung riêng: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. 18. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có ý nghĩa như thế nào? Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200 J. 19. Nguyên lí truyền nhiệt: Khi có có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 20. Phương trình cân bằng nhiệt. Q tỏa ra = Q thu vào m1c1(t1 - t) = m2c2(t - t2) 0 Trong đó: t1 là nhiệt độ ban đầu của vật tỏa nhiệt ( C) 0 t2 là nhiệt độ ban đầu của vật thu nhiệt ( C) t là nhiệt độ khi xảy ra cân bằng nhiệt (0C) 2
  3. * CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ ĐỂ GIẢI BÀI TẬP 1. Công thức tính khối lượng riêng: m D = => m = D.V V Trong đó: m là khối lượng (kg) V là thể tích vật (m3) D là khối lượng riêng (kg/m3) 2. Công thức tính trọng lượng: P = 10.m Trong đó: m là khối lượng (kg) P là trọng lượng (N).  Công thức tính trọng lượng riêng: => P = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng (N/m3) P là trọng lượng (N). V là thể tích vật (m3) d = 10D II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Học sinh học trong SBT từ bài 13 đến bài 25 III. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI: 1. Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen? Trả lời: Vì : Áo màu đen hấp thụ tia nhiệt tốt hơn. Áo màu trắng hấp thụ tia nhiệt kém hơn. Nên về mùa hè mặc áo màu trắng có cảm giác mát hơn mặc áo màu đen. 2. Tại sao nồi, soong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? Trả lời: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt nên khi nấu thì thức ăn nhanh chín, còn sứ dẫn nhiệt kém nên khi đựng thức ăn ta cầm tay vào không bị nóng và thức ăn lâu nguội. 3. Tại sao về mùa đông, nếu mặc nhiều áo mỏng ta sẽ có cảm giác ấm hơn so với mặc một chiếc áo dày? Trả lời: Vì tạo ra nhiều lớp không khí ở giữa các lớp áo mỏng, mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài môi trường. 4. Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới? Trả lời: Vì để phần chất lỏng và chất khí phía dưới nóng lên trước đi lên, phần ở trên lạnh hơn nên đi xuống tạo thành dòng đối lưu. IV. BÀI TẬP THAM KHẢO 1. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này. 2. Một ô tô có công suất 75kW a. Tính công do ô tô thực hiện trong 1,5 giờ? b. Biết xe chuyển động với vận tốc 10m/s. Tính lực kéo của động cơ? 3. Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 200N và đi được 3km trong nửa giờ. a. Tính công của ngựa. b. Tính công suất trung bình của ngựa. 4. Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước là 120m3/phút. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. 5. Một thác nước cao 60m có lưu lượng 30m3/s, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. 3
  4. a. Tính công mà thác nước thực hiện trong 1 giây. b. Tính công suất cực đại của thác nước. 6. Một cần cẩu mỗi lần nâng được một contennơ 10 tấn lên cao 5m, mất 20 giây. Tính công suất do cần cẩu sản ra. 7. Một người kéo 1 gàu nước từ giếng sâu 9m lên. Thời gian kéo là 0,5 phút. Công suất của lực kéo là 15W. Trọng lượng của gàu nước là bao nhiêu. 8. Để đưa một vật có trọng lượng P=420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người công nhân phải kéo đầu dây đi một đoạn là 8m. Bỏ qua ma sát. a. Tính lực kéo và độ cao đưa vật lên. b. Tính công nâng vật lên. 9. Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20oC lên 50oC. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K 10. Một ấm nhôm có khối lượng 350g chứa 0,8 lít nước. Nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 240C. Tính nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K 11. Một ấm đun nước bằng đồng có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K của nước là 4200J/kg.K 12. Một ấm đồng khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 15oC. Hỏi phải đun trong bao nhiêu lâu thì nước trong ấm bắt đầu sôi? Biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm một nhiệt lượng 500J. Bỏ qua sự hao phí về nhiệt ra môi trường xung quanh. 13. Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 200C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 500C. 14. Nhiệt lượng cần truyền cho 12 lít nước là 860kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4.200J/kg.K. ___ 4