Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Bá Nhật (Có đáp án)

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công?

A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.

B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.

C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:

A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ.

B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn.

D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

Câu 3. Nhiệt năng của một vật là

A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 4. Các cách làm thay đổi nhiệt năng là

A. thực hiện công, dẫn nhiệt. B. truyền nhiệt, dẫn nhiệt.
C. thực hiện công, truyền nhiệt. D. thực hiện công, truyền nhiệt, dẫn nhiệt.
docx 3 trang Lưu Chiến 12/07/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Bá Nhật (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2021_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Bá Nhật (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN HỒNG BÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Lưu ý: Đề kiểm tra gồm 02 trang, học sinh làm bài ra tờ giấy thi. I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm). Em hãy chọn và ghi lại vào tờ giấy thi chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng với định luật về công? A. Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công. B. Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi. C. Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. D. Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi. Câu 2. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ: A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng nhỏ. B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và nhiệt năng của vật càng lớn. D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 3. Nhiệt năng của một vật là A. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 4. Các cách làm thay đổi nhiệt năng là A. thực hiện công, dẫn nhiệt. B. truyền nhiệt, dẫn nhiệt. C. thực hiện công, truyền nhiệt. D. thực hiện công, truyền nhiệt, dẫn nhiệt. Câu 5. Nhiệt lượng là A. phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt. C. phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công. Câu 6. Các cách truyền nhiệt là A. dẫn nhiệt, đối lưu, truyền nhiệt. B. dẫn nhiệt, truyền nhiệt, bức xạ nhiệt. C. đối lưu, truyền nhiệt, thực hiện công. D. dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. Câu 7. Các hình thức truyền nhiệt đều có đặc điểm chung là A. chỉ truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng một vật. B. chỉ dẫn nhiệt từ vật này sang vật khác. C. đều truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng một vật hoặc từ vật này sang vật khác. D. đều dẫn nhiệt từ phần này sang phần khác trong cùng một vật hoặc từ vật này sang vật khác. Câu 8. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. C. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
  2. D. Từ vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn. Câu 9. Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất chủ yếu bằng cách nào? A. Bằng sự dẫn nhiệt qua không khí. B. Bằng bức xạ nhiệt. C. Bằng sự đối lưu. D. Bằng truyền nhiệt. Câu 10. Trong những ngày trời rét, sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là A. sự đối lưu. B. sự bức xạ. C. cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời. D. dẫn nhiệt. Câu 11. Dẫn nhiệt là hình thức A. nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật. B. nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác. C. nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác. D. nhiệt năng được bảo toàn. Câu 12. Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Câu 13. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra A. chỉ trong chất lỏng. C. chỉ trong chất lỏng và chất khí. B. chỉ trong chất khí. D. trong cả chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 14. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? A. Sự bức xạ. C. Sự đối lưu. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. Câu 15. Trong các kết luận sau, kết luận nào không đúng. A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên. B. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt. D. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng. II. TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu 1 (0,5 điểm). Ta đem 100cm3 nước đổ vào 100cm3 rượu rồi lắc nhẹ, kết quả có thu được 200cm3 hỗn hợp nước và rượu không? Tại sao? Câu 2 (0,5 điểm). Tại sao trong nước ao, hồ, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? Câu 3 (2,0 điểm). Một ấm nhôm có khối lượng 600g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm, bỏ qua nhiệt lượng hao phí truyền ra bên ngoài. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 880J/kg.K và c2 4200 J/kg.K, nhiệt độ ban đầu của nước là 300 C. Câu 4 (1,0 điểm). Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên? Hết
  3. UBND QUẬN HỒNG BÀNG ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA TRƯỜNG THCS QUÁN TOAN CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Vật lí 8 I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,4 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D B C A D C B B D C A C D C II.TỰ LUẬN (4,0 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm + Khi lấy 100cm3 nước đổ vào 100cm3 rượu rồi lắc nhẹ thì thể 3 0,25 Câu 1 tích thu được nhỏ hơn 200cm hỗn hợp nước và rượu. (0,5 điểm) + Vì giữa các nguyên tử, phân tử rượu và nước đều có khoảng cách nên khi đổ nước vào rượu thì các phân tử nước sẽ len vào khoảng cách giữa các phân tử rượu và ngược lại. 0,25 Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía Câu 2 xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên trong nước có 0,5 (0,5 điểm) không khí. Tóm tắt: m1 600g = 0,6kg. m2 1kg . c1 880 J/kg.K. c2 4200J/kg.K. t 1000 C t = t 300 C 0,5 Câu 3 1 2 (2,0 điểm) Q = ? Giải: Nhiệt lượng do ấm thu vào: 0,5 Q1 m1.c1. t t1 0,6.880. 100 30 36960 (J) Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 m2.c2. t t2 1.4200. 100 30 294000 (J) 0,5 Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là : 0,5 Q Q1 + Q2 36960 294000 330960 (J) Trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần Câu 4 sát đáy ấm mà không được đặt ở trên để dễ dàng tạo ra sự truyền 1,0 (1,0 điểm) nhiệt bằng hình thức đối lưu, nước trong ấm sẽ mau sôi hơn. NGƯỜI RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN BAN GIÁM HIỆU Lê Bá Nhật Bùi Thị Thuận Cao Thị Hằng