Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Trong mọi nguyên tử đều có

           A. Số electron bằng số proton;     

           B. Số proton bằng số nơtron;    

           C. Số nơtron bằng số electron;     

           D. Số proton bằng số electron và bằng số nơtron.

Câu 2. Cách viết 2H2O chỉ ý

          A. Hai nguyên tử nước;

          B. Hai phân tử nước;

          C. Hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxi;

          D. Một phân tử hiđro và một phân tử oxi.

Câu 3. Cho các chất có công thức hoá học sau:

1. H2O        2. NaCl         3.H2         4. Cu          5.O3          6. CH4        7. O2

  Nhóm chỉ gồm các đơn chất là

       A. 1;3;5;7                  B. 1;2;4;6               C. 2;4;6;7              D. 3;4;5;7

Câu 4. Cho biết công thức hoá học chung của hợp chất AxBy, trong đó A có hoá trị a và B có hoá trị b.

  Theo quy tắc hoá trị ta có:

A. x.y =  a.b;                                       B. a.x= b.y;              

C. a.y = b.x;                                        D. Cả A, B, C đều đúng.

docx 4 trang Ánh Mai 10/06/2023 2600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_giua_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_8_de_so_5_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Hóa học Lớp 8 - Đề số 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Hóa Học lớp 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 5) I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Trong mọi nguyên tử đều có A. Số electron bằng số proton; B. Số proton bằng số nơtron; C. Số nơtron bằng số electron; D. Số proton bằng số electron và bằng số nơtron. Câu 2. Cách viết 2H2O chỉ ý A. Hai nguyên tử nước; B. Hai phân tử nước; C. Hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxi; D. Một phân tử hiđro và một phân tử oxi. Câu 3. Cho các chất có công thức hoá học sau: 1. H2O 2. NaCl 3.H2 4. Cu 5.O3 6. CH4 7. O2 Nhóm chỉ gồm các đơn chất là
  2. A. 1;3;5;7 B. 1;2;4;6 C. 2;4;6;7 D. 3;4;5;7 Câu 4. Cho biết công thức hoá học chung của hợp chất A xBy, trong đó A có hoá trị a và B có hoá trị b. Theo quy tắc hoá trị ta có: A. x.y = a.b; B. a.x= b.y; C. a.y = b.x; D. Cả A, B, C đều đúng. II. TỰ LUẬN (8điểm) Bài 1. (3điểm) a) Tính hoá trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3. b) Tính hoá trị của Cu trong hợp chất: Cu(NO3)2 biết nhóm NO3 có hoá trị I. Bài 2.(4điểm) Lập công thức hoá học rồi tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau: a) C (IV) và O. b) Cu (II) và NO3 (I) Bài 3. (1điểm) Cho biết phân tử X2 nặng gấp 16 lần phân tử khí hiđro. Hỏi nguyên tử X thuộc nguyên tố hoá học nào? (Cho biết: C=12; O=16; Fe=56; S= 32) ĐÁP ÁN ĐỀ 5 Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: A Trong mọi nguyên tử đều có số electron bằng số proton
  3. Câu 2: B Cách viết 2H2O nghĩa là hai phân tử nước Câu 3: D Nhóm chỉ gồm các đơn chất là 3.H2 4. Cu 5.O3 7. O2 Câu 4: D Hợp chất AxBy trong đó A có hoá trị a và B có hoá trị b. Theo quy tắc hoá trị ta có: a.x= b.y Phần II. Tự luận Bài 1: a) Gọi hóa trị Fe trong Fe2O3 là x, có: 2.x= 3.II nên x=III Gọi hóa trị của N trong các hợp chất NH3 là y, có y.1= 3.I nên y = III b) Gọi hoá trị của Cu trong hợp chất: Cu(NO3)2 là a, có a. 1= I.2 nên a = II Bài 2: a) Lập đúng CTHH : CxOy , có: IV.x = II.y nên chọn x=1, y =2 ta được công thức hóa học là CO2 Tính được PTK = (12+2.16) = 44 đvC b) Cu (II) và NO3 (I) nên ta lập được CTHH : Cu(NO3)2 Tính được PTK = 64+2.(14+16.3) = 188 đvC Bài 3:
  4. Tính được PTK của X2 = 2.16= 32 đvC Tính được NTK của X = 32:2 = 16 đvC X là nguyên tố O (oxi)