Đề thi học kì 2 môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)

Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 
I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng:  
Câu 1: Thành phần loài sinh vật của nước ta phong phú vì nước ta: 
a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm 
b. Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật 
c. Có nhiều loại đất khác nhau 
d. Tất cả các ý trên 
Câu 2: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao: 
a. Dưới 1000m                       b. Trên 1000m                                 
c. Trên 2000m                       d. Từ 1000 đến 2000m                        
Câu 3: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là :  
a. Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung 
b. Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng vòng cung 
c. Hướng Tây – Đông và hướng vòng cung 
d. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung 
Câu 4: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam: 
a. Tính chất đa dạng, phức tạp 
b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm 
c. Tính chất đồi núi 
d. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo 
Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: 
a. Đất mặn, đất phèn                    b. Đất mùn núi cao
pdf 11 trang Ánh Mai 15/03/2023 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hà Huy Tập (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP MÔN ĐỊA LÍ 8 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thành phần loài sinh vật của nước ta phong phú vì nước ta: a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm b. Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật c. Có nhiều loại đất khác nhau d. Tất cả các ý trên Câu 2: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao: a. Dưới 1000m b. Trên 1000m c. Trên 2000m d. Từ 1000 đến 2000m Câu 3: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là : a. Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung b. Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng vòng cung c. Hướng Tây – Đông và hướng vòng cung d. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung Câu 4: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam: a. Tính chất đa dạng, phức tạp b. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm c. Tính chất đồi núi d. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo Câu 5: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: a. Đất mặn, đất phèn b. Đất mùn núi cao
  2. c. Đất feralit đồi núi thấp d. Đất phù sa II. Gạch nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B CỘT A CỘT B CỘT C 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc 1- a. Là một miền có mùa mưa lệch sang thu- đông, chịu Bộ ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam vào mùa 2. Miền Tây Bắc và Bắc Trung hạ. 2- . Bộ b. Là một miền có tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. 3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 3- c. Là một miền có khí hậu cận xích đạo, với hai mùa: mưa và khô tương phản nhau sâu sắc. Phần II. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ? Tại sao đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông? Câu 2: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật của nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau : Phát triển kinh tế - xã hội, Du lịch , Bảo vệ môi trường sinh thái Câu 3: Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại? ĐÁP ÁN Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1-d Câu 2-a Câu 3-d Câu 4-b Câu 5-c II. Gạch nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B ĐÁP ÁN Câu 1-b Câu 2-a Câu 3-c Phần II : TỰ LUẬN Câu 1: Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam : + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước +Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc –Đông Nam và vòng cung +Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt + Sông ngòi nươc ta có lượng phù sa lớn
  3. Đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông vì theo hướng cấu trúc địa hình của nước ta Câu 2 : +Phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng, cung cấp lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, + Văn hoá – Du lịch : sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng chữa bệnh, nghiên cứu khoa học + Môi trương sinh thái : điều hoà khí hậu, tăng lượng ôxi, làm sạch không khí, giảm nhẹ các thiên tai Câu 3 : + Thuận lợi : Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loà thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp + Khó khăn : Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Bão ,mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển 2. ĐỀ SỐ 2 Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là : a. Hướng Tây – Đông và hướng vòng cung b. Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung c. Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng vòng cung d. Hướng Đông Nam – Tây Bắc và hướng vòng cung Câu 2: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: a. Đất phù sa b. Đất mùn núi cao c. Đất mặn, đất phèn d. Đất feralit đồi núi thấp Câu 3: Thành phần loài sinh vật của nước ta phong phú vì nước ta: a. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm b. Là nơi gặp gỡ của nhiều luồng sinh vật c. Có nhiều loại đất khác nhau d. Tất cả các ý trên
  4. Câu 4:Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam: a. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm b. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo c. Tính chất đồi núi d. Tính chất đa dạng, phức tạp Câu 5: Phần lớn đồi núi nước ta có độ cao: a. Trên 1000m b. Dưới 1000m c. Từ 1000 đến 2000m d. Trên 2000m II. Gạch nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B CỘT A CỘT B CỘT C 1. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc 1- a. Là một miền có tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh Bộ mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước. 2. Miền Tây Bắc và Bắc b. Là một miền có khí hậu cận xích đạo, với hai mùa: 2- . Trung Bộ mưa và khô tương phản nhau sâu sắc. 3. Miền Nam Trung Bộ và c. Là một miền có mùa mưa lệch sang thu- đông, chịu Nam Bộ 3- ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam vào mùa hạ. Phần II. TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Tại sao đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông? Câu 2: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật của nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau : Phát triển kinh tế - xã hội, Du lịch , Bảo vệ môi trường sinh thái Câu 3: Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại? ĐÁP ÁN PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I. Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng: Đề Câu 1-b Câu 2-d Câu 3-d Câu 4-a Câu 5-b II. Gạch nối các vùng miền của nước ta (cột A) và đặc điểm khí hậu nổi bật của từng miền đó (cột C), điền vào cột B Đề Câu 1-a Câu 2-c Câu 3-b
  5. Phần II : TỰ LUẬN Câu 1 : Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam : + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước +Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc –Đông Nam và vòng cung +Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt + Sông ngòi nươc ta có lượng phù sa lớn Đại bộ phận sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đều đổ ra biển Đông vì theo hướng cấu trúc địa hình của nước ta Câu 2 : +Phát triển kinh tế - xã hội : cung cấp gỗ xây dựng, làm đồ dùng, cung cấp lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, + Văn hoá – Du lịch : sinh vật cảnh, tham quan du lịch, an dưỡng chữa bệnh, nghiên cứu khoa học + Môi trương sinh thái : điều hoà khí hậu, tăng lượng ôxi, làm sạch không khí, giảm nhẹ các thiên tai Câu 3 : + Thuận lợi : Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loà thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp + Khó khăn : Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Bão ,mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển 3. ĐỀ SỐ 3 I. TRẮC NGHIỆM: Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng Câu 1: Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào A. Á-âu và Thái Bình Dương. B. Á-âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. C. Á, Thái Bình Dương. D. Á, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Câu 2: Tính chất chủ yếu trong các tính chất của thiên nhiên Việt Nam: A.Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. B.Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo. C.Tính chất đồi núi. D. Tính chất đa dạng, phức tạp. Câu 3: Địa hình nước ta thấp dần theo hướng: A. Bắc – Nam. B. Đông Bắc – Tây Nam.
  6. C. Tây Bắc – Đông Nam. D. Tây - Đông. Câu 4: Chế độ nước của sông ngòi nước ta có hai mùa rõ rệt là do nguyên nhân: A. Sông ngòi nước ta thường ngắn và dốc. B. Lãnh thổ trải dài từ Bắc vào Nam. C. Địa hình đa dạng, phức tạp. D. Chế độ mưa theo mùa. Câu 5: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật ở nước ta là do: A. Có môi trường thuận lợi, nhiều luồng sinh vật di cư đến. B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế. C. Có hai mùa khí hậu với những nét đặc trưng riêng. D. Đất việt nam đa dạng và màu mỡ. Câu 6: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc: A. Rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi dưới 15oC. B. Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa khô hanh. C. Lạnh buốt, mưa rất nhiều. D. Không lạnh lắm và có mưa. Câu 7: Mùa mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ do: A. Miền trải dài trên nhiều vĩ độ. B. Bắc Trung Bộ hẹp ngang lại nằm sát biển Đông. C. Ảnh hưởng của địa hình. D. Ở Bắc Trung Bộ có nhiều đảo. Câu 8: Sông nào không phải sông ngòi Nam Bộ? A. Sông Đà Rằng. B. Sông Sài Gòn. C. Sông Tiền. D. Sông Hậu. Câu 9: Nhóm đất chiếm diện tích chủ yếu ở nước ta là: A. Đất bazan. B. Đất phù sa. C. Đất mùn núi cao. D. Đất jeralit. Câu 10: Bô xít là khoáng sản có trữ lượng lớn của nước ta và được hình thành trong giai đoạn: A. Tiền Cambri. B. Tiền Cambri và cổ kiến tạo. C. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo. D. Tiền Cambri và Tân kiến tạo. Câu 11: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu : A. Tây Bắc- Đông Nam. B. Vòng cung. C. Cả A,B đều đúng. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 12: Khí hậu Việt Nam mang tính chất:
  7. A.Nhiệt đới gió mùa ẩm. B. Đa dạng và thất thường. C.Mưa nhiều và diễn biến phức tạp. D. Cả A,B, đều đúng. Câu 13. Loài người xuất hiện trên trái đất vào thời gian nào? A. Tiền CamBri B. Cổ kiến tạo C. Tân kiến tạo D. Trung sinh Câu 14. Cảnh quan chiếm ưu thế lớn của thiên nhiên nước ta là: A. Cảnh quan đồi núi B. Cảnh quan đồng bằng châu thổ C. Cảnh quan bờ biển D.Cảnh quan đảo, quần đảo Câu 15: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở: A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. C. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ D. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng. Câu 16: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên bao nhiêu vĩ độ? A. 14 vĩ độ. B. 15 vĩ độ. C. 16 vĩ độ. D. 17 vĩ độ. II. TỰ LUẬN Câu 1. Nêu đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam? Câu 2. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Câu 3. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên (%) Feralit đồi núi thấp 65% Mùn núi cao 11% Phù sa 24% a. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta? b. Nhận xét về nơi phân bố của ba nhóm đất nêu trên? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
  8. Chọn B A C D A A C A D C C D C A C B II. Phần tự luận: Câu 1: Đặc điểm cơ bản của địa hình việt nam - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp - Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau + Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc- đông nam + Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc- Đông Nam và vòng cung - Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người Câu 2: - Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước có khoảng 3200 con sông: nhỏ, ngắn, dốc. - Hướng chảy chính là TB-ĐN và hướng vòng cung - Chế độ nước theo mùa: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt. Mùa lũ chiếm 70-80% tổng lượng nước. - Hàm lượng phù sa lớn. Bình quân 1m3 nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan khác Câu 3: a. Vẽ biểu đồ hình tròn đẹp chính xác b. Nhận xét nơi phân bố : - Đất Feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng và qui mô lớn nhất, 65% diện tích đất tự nhiên, vì nước ta chủ yếu là đồi núi thấp. - Đất phù sa chiếm tỉ trọng và qui mô đứng thứ hai, 24% diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. - Đất mùn núi cao chiếm tỉ trọng và qui mô nhỏ nhất, 11% diện tích đất tự nhiên, vì diện tích núi cao nước ta ít. 4. ĐỀ SỐ 4 Câu 1: Cho biết Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập ngày, tháng, năm nào? Khi mới thành lập có những nước nào tham gia? Việt Nam là thành viên thứ mấy? Gia nhập năm nào? Câu 2: Trình bày đặc điểm lãnh thổ phần đất liền nước ta. Câu 3: Vì sao sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc? Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
  9. Câu 5: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nhận xét về cơ cấu diện tích đất của nước ta theo số liệu sau: - Đất Feralit: 65% diện tích đất. - Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất. - Đất phù sa: 24 % diện tích đất. ĐÁP ÁN Câu 1: - Hiệp hội các nước ĐNA được thành lập ngày 8/8/1967 - Khi mới thành lập có 5 thành viên: Ma- lai- xi-a, Phi- lip- Phin, In- đô nê- xi- a, Thái Lan, Sin- ga- po - Việt Nam là thành viên thứ 7 - Việt Nam gia nhập năm 1995 Câu 2: Đặc điểm Đặc điểm lãnh thổ phần đất liền: - Phần đất liền nước ta có hình chữ S, kéo dài theo chiều Bắc Nam 1650 km, tương đương 15o vĩ độ. - Hẹp chiều ngang theo chiều Tây – Đông là 50 km thuộc Quảng Bình. - Đường bờ biển uốn cong hình chữ S, dài 3260 km. - Đường biên giới trên đất liền dài 4550km, giáp TQ, Lào, CPC, làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam. Câu 3: Sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn và dốc vì: - Lãnh thổ nước ta hẹp chiều ngang, kéo dài trên nhiều vĩ độ - Lãnh thổ nước ta nằm sát biển. - Địa hình nước ta nghiêng theo hướng Tây bắc - Đông nam. - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích, các dãy núi lan sát ra biển. Câu 4: - Là nước nhiệt đới gió mùa ẩm. - Là nước nằm ven biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi. - Thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng, phức tạp. Câu 5: - Vẽ biểu đồ hình tròn đúng, đầy đủ:
  10. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất của nước ta. 5. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: a. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta ? Nêu giá trị của sông ngòi ? b. Thực trạng môi trường sông ngòi nước ta hiện nay như thế nào ? Chúng ta cần phải làm gì ? Câu 2: a. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố khí hậu trên biển ? b. Muốn khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam chúng ta cần phải làm gì? Câu 3: Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? Câu 4: Tại sao nói “đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam ’’ ? ĐÁP ÁN Câu 1 : a/ Đặc điểm chung của sông ngòi nuớc ta : + Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, chủ yếu sông nhỏ, ngắn dốc, nhiều nước, nhiều phù sa. + Chảy theo hai hướng chính đó là TB – ĐN và vòng cung. + Chế độ nước của sông ngòi có hai mùa rõ rệt mùa lũ và mùa cạn. Hàm lượng phù sa lớn * Giá trị sông ngòi: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, giao thông, du lịch, bồi đắp phù sa cho các đồng bằng, khai thác khoáng sản b/ Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và các hoá chất độc hại từ các khu dân cư, các độ thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lý đã thải ngay vào sông hồ. Chúng ta cần phải: + Tích cực phòng chống lũ lụt. + Bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. + Không thải các chất bẩn xuống sông, hồ. Câu 2:
  11. a. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa: - Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 230C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. - Chế độ gió: trên biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4, các tháng còn lại ưu thế thuộc về gió tây nam. - Chế độ mưa: lương mưa trên biểu đạt 1100 – 1300 mm/năm. b. Muốn khai thác bền lâu và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam: - Khai thác hợp lý thuỷ hải sản. - Hạn chế tình trạng tràn dầu. - Hạn chế chất thải sinh hoạt và sản xuất đổ ra biển . Câu 3 : Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam : - Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam, chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng chủ yếu là TB - ĐN. - Hai hướng chủ yếu của địa hình TB – ĐN và vòng cung. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. Câu 4 : Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì : - Trên phần đất liền, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. - Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%. - Núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1%, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m. - Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1400 Km, từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ. - Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo như vùng biển Hạ Long trong Vịnh Bắc Bộ.