Đề thi học kì 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)

Câu 1: (1,5đ)  Công suất là gì? Ký hiệu ? Đơn vị công suất?  
Câu 2: (1,5đ) Nhiệt năng và nhiệt độ có mối quan hệ như thế nào? Có máy cách làm thay đổi nhiệt năng, 
cho ví dụ? 
Câu 3: (2đ) Hãy giải thích vì sao khi đổ 100 cm3 ngô vào 100 cm3 cát, ta thu được hỗn hợp ngô và cát 
nhỏ hơn 200 cm3 ? 
Câu 4: (2đ)  Một cái giếng sâu 8m. Bạn A mỗi lần kéo được một thùng nước nặng  10kg mất 10 giây. 
Bạn B mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 30 kg  mất 20 giây. Tính  
 a) Công thực hiện của mỗi người ? 
 b) Ai làm việc khỏe hơn ?  
Câu 5 (3đ) Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước 
nóng lên tới 60oC.  
a) Tính nhiệt lượng nước thu vào? 
b) Tính nhiệt dung riêng của chì? 
c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong 
              bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là  
              4200J/kg.K.
pdf 9 trang Ánh Mai 08/03/2023 2880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong_th.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Kim Đồng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ THI SỐ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Hãy chọn chữ cái trước phương án trả lời mà em cho là đúng Câu 1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Khối lượng. Câu 2. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng C. Sứ dẫn nhiệt tốt B. Sứ cách nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền Câu 3. Nước biển mặn vì sao? A. Các phân tử nước biển có vị mặn. B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. Câu 4. (0,25 điểm) Công thức tính công cơ học là: F m A. A = B. A = C. A = d.V D. A = F.s s V Câu 5. Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng ? A.Các máy cơ đơn giản đều không cho lợi về công. B.Các máy cơ đơn giản chỉ cho lợi về lực. C.Các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt về đường đi. D.Các máy cơ đơn giản cho lợi cả về lực và đường đi. Câu 6. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên, mất hết 30 giây. Công suất của lực kéo là: A. 720W. B. 12W. C. 180W. D. 360W. Câu 7. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào? A. Động năng, thế năng B. Nhiệt năng C. Thế năng, nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 8. Công thức tính công suất là: t A A. P = A.t. B. P = . C. P = . D. P = F.s. A t Câu 9. (0,25 điểm) Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? A. Q = mc(t – t0) B. Q = m(t – t0) C. Q = mc(t0 – t) D. Q = mc Câu 10. Phát biểu nào sau đây về cấu tạo chất là đúng? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt. B. Các chất ở thể rắn thì các phân tử không chuyển động.
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất. D. Giữa các phân tử, nguyên tử không có khoảng cách. Câu 11. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Khí và rắn B. Lỏng và rắn C. Lỏng và khí D. Rắn ,lỏng , khí Câu 12. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt B. Do hiện tượng đối lưu D. Do hiện tượng dẫn nhiệt PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): a, Nhiệt năng là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng? Lấy ví dụ minh họa? b, Giải thích vì sao vào mùa hè nên mặc áo sáng màu thay vì mặc áo màu đen? Câu 2. (2 điểm) Một cần cẩu nhỏ kéo một vật nặng 200kg lên độ cao 15m trong thời gian 20 giây. Tính công và công suất của máy đã thực hiện được ? Câu 3. (3 điểm) a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 2,4kg đựng 1,75kg nước ở 0 24 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K. b. Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B D A D B D C A A C B II. PHẦN TỰ LUẬN(7 điểm) Câu 1: a, Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: + Thực hiện công. VD: cọ sát thanh sắt vào mặt bàn + Truyền nhiệt. VD: Nhúng thìa nhôm vào cốc nước nóng b, Vì vật có màu càng sẫm thì hấp thụ nhiệt càng nhiều. Vào mùa hè, người ta thường mặc áo sang màu để giảm hấp thụ các tia nhiệt, giúp ta cảm thấy mát hơn. Câu 2: Vì máy kéo vật lên theo phương thẳng đứng nên: F =P =10m =2000N Công của lực kéo là: A = F.h = 2000.15 = 30 000 (J) A 30000 Công suất:PW 1500 t 20 Câu 3: a. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: Q1 = m1 . c1 . ∆t = 0,24 . 880 . 76 = 16051,2J Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: Q2 = m2 . c2 . ∆t = 1,75 . 4200 . 76 = 558600J Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là:
  3. Q = Q1 + Q2 = 574651 (J) b. Qtỏa = 0,1.380 . (120 - t) ; Qthu = 0,5.4200 . (t - 25) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu => 0,1 . 380 . (120 - t)= 0,5 . 4200 . (t - 25) => t = 26,68 ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: (1,5đ) Công suất là gì? Ký hiệu ? Đơn vị công suất? Câu 2: (1,5đ) Nhiệt năng và nhiệt độ có mối quan hệ như thế nào? Có máy cách làm thay đổi nhiệt năng, cho ví dụ? Câu 3: (2đ) Hãy giải thích vì sao khi đổ 100 cm3 ngô vào 100 cm3 cát, ta thu được hỗn hợp ngô và cát nhỏ hơn 200 cm3 ? Câu 4: (2đ) Một cái giếng sâu 8m. Bạn A mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 10kg mất 10 giây. Bạn B mỗi lần kéo được một thùng nước nặng 30 kg mất 20 giây. Tính a) Công thực hiện của mỗi người ? b) Ai làm việc khỏe hơn ? Câu 5 (3đ) Một học sinh thả 300g chì ở nhiệt độ 100oC vào 250g nước ở nhiệt độ 58,5oC làm cho nước nóng lên tới 60oC. a) Tính nhiệt lượng nước thu vào? b) Tính nhiệt dung riêng của chì? c) So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: -Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian -Ký hiệu: p -Đơn vị: oat (W) Câu 2: -Nhiệt độ của vật càng cao thi các phân tử cấu tọa nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. - Có hai cách: + Thực hiện công + Truyền nhiệt - Ví dụ: (Mỗi ví dụ đúng đạt 0,5 điểm) Câu 3 -Vì giữa các phân tử nước, phân tử rượu chuyển động hỗn độn không ngừng nên các phân tử rượu sẽ hòa tan vào các phân tử nước. -Do các phân tử rượu, phân tử nước có khoảng cách nên tổng thể tích sẽ nhỏ hơn 100 cm3 Câu 4: -Tóm tắc: s = 8m , F1 = 10.m1 =10.10 = 100N , t1 = 10s
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai F2 = 10.m2 =10.20 = 200N , t2 = 20s a) -Công thực hiện của bạn A: A1= F1 .s = 100.8 = 800 (J) - Công thực hiện của bạn B : A2= F2 .s = 200.8 = 1600 (J) b) -Công suất của bạn A: Pa = A1 / t1 = 800/10 =80 (w) -Công suất của bạn B: Pb = A2 / t2 =1600/20 =80(w) Vậy 2 bạn làm việc bằng nhau. Câu 5: a) -Nhiệt lượng của nước thu vào: Q2 = m2.c2.(t – tn) = 0,25.4200.(60 - 58,5) = 1575 (J) b) -Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng do chì toả ra bằng nhiệt lượng nước thu vào: Q1 = Q2 = 1575 (J) -Nhiệt dung riêng của chì: Q1 1575 c1 131,25 J/kg.K m1(t1 t) 0,3.(100 60) c) -Vì ta đã bỏ qua sự truyền nhiệt cho bình và môi trường xung quanh. ĐỀ THI SỐ 3 3 3 Câu 1. Khi đổ 50cm rượu vào 50cm nước, ta thu được một hỗn hợp rượu nước có thể tích: A. Bằng 100cm3 B. Nhỏ hơn 100cm3 C. Lớn hơn 100cm3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3 Câu 2. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng. B. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất. C. Trọng lượng riêng. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 3. Đơn vị công cơ học là: A. Jun (J) B. Niu tơn (N) C. Oat (W) D. Paxcan (Pa) Câu 4. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Khối lượng. Câu 5. Công thức nào sau đây là công thức tính công suất? F A A. A = . B. A = F.s C. P = D. P = A.t s t Câu 6. Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là: A. 80N. B. 800N. C. 8000N. D.1200N Câu 7: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt? A. Mặt Trời truyền nhiệt xuống Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ đầu đang bị nung nóng đến đầu không bị nung nóng của một thanh sắt. C. Dây tóc bóng đèn đang sáng truyền nhiệt ra khoảng không gian trong bóng đèn. D. Bếp lò truyền nhiệt tới người đang gác bếp lò. Câu 8: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra: A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất khí và chất lỏng. D. Ở cả chất rắn, chất lỏng và
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai chất khí. Câu 9: Chỉ ra kết luận nào không đúng trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. Câu 10: Trong các cách sắp sếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào đúng? A. Không khí, thủy tinh, nước, đồng B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí C. Không khí, nước, thủy tinh, đồng D. Thủy tinh, không khí, nước, đồng Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của các chất ? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử , nguyên tử B. Các phân tử nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng C. Giữa các phân tử nguyên tử luôn có khoảng cách D. Giữa các phân tử nguyên tử không có khoảng cách Câu 12. Thả một miếng sắt nung nóng vào cốc nước lạnh thì : A. Nhiệt năng của miếng sắt tăng. B. Nhiệt năng của miếng sắt giảm. C. Nhiệt năng của miếng sắt không thay đổi. D. Nhiệt năng của nước giảm. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,00 điểm) Câu 13: (2,0đ) a. Phát biểu định luật về công? b. Để đưa một vật có trọng lượng 420N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo một đầu dây đi một đoạn 8m. Bỏ qua ma sát. Tính công nâng vật lên. Câu 14: (1,5đ) a. Nhiệt năng là gì ? b. Có mấy cách thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ từng cách ? Câu 15: (1,5đ) Động cơ của xe máy Yamaha Sirius có công suất 6,4KW. Tính lực đẩy trung bình của động cơ khi xe máy chạy với tốc độ 60km/h ? Câu 16: (2,0đ)Một cái ấm bằng nhôm có khối lượng 0,3kg chứa 2lít nước ở 200C. Muốn đun sôi ấm nước này cần nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là: 880J/kg.k và 4200J/kg.k ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B B A D C B B C D C D B II. TỰ LUẬN Câu 13: Áp dụng định luật về công, ta có: h= 8:2=4 (m) Công nâng vật lên, ta có: A=F.s=P.h=420.4=1680 (J) Câu 14: Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật Có cách thay đổi nhiệt năng: Thực hiện công và truyền nhiệt Cho đúng 2 ví dụ
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 15: Lực kéo trung bình của động cơ xe máy,ta có: P=A/t=(F.s)/t =F.v =>F=P/v=6400/16,67=384 (N) 0 0 Câu 16 : - Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20 C đến 100 C: Q1= m1 c1 (t2 - t1) = 0,3.880. (100 – 20) = 21120 (J) 0 0 - Nhiệt lượng 2 lít nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20 C đến 100 C: Q1= m2 c2 (t2 - t1) = 2.4200. (100 – 20) = 672000 (J) 0 0 - Nhiệt lượng ấm nước thu vào khi tăng nhiệt độ từ 20 C đến 100 C: Q = Q1 + Q2 = 21120 + 672000 = 693120 (J) ĐỀ THI SỐ 4 A. Trắc Nghiệm (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng. Câu 1. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt đất B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất C. Viên đạn đang bay D. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. Câu 2. Quả bóng rơi xuống đất rồi nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào? A. Động năng tăng thế năng giảm. B. Động năng giảm thế năng tăng. C. Động năng và thế năng đều tăng. D. Động năng và thế năng đều giảm. Câu 3. Một viên đạn đang bay trên cao viên đạn có những dạng năng lượng nào sau đây? A. Động năng và nhiệt năng B. Thế năng và nhiệt năng C. Động năng và thế năng D. Động năng Câu 4. Một lực thực hiện được một công A trên quãng đường s. Độ lớn của lực được tính bằng công thức nào dưới đây? s A A. F . B. F . C. F = A.s. D. F = A – s. A s Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử nguyên tử. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động lung tung. C. Giữa các phân tử , nguyên tử luôn có vị trí nhất định. D. Mỗi chất đều được cấu tạo từ 6,023.1023 phân tử. Câu 6. Đổ 150 cm3 nước vào 150 cm3 rượu, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây? A. Nhỏ hơn 300 cm3 B. 300 cm3 C. 250 cm3 D. Lớn hơn 300 cm3 B. TỰ LUẬN(7đ) Bài 1. (2,0 đ) Một cần trục nâng một vật có khối lượng 600kg lên độ cao 4,5m trong thời gian 12s. Tính công suất của cần trục? Bài 2. (1,0 đ) Một con Ngựa kéo một xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa? Bài 3. (2,0 đ) Nhiệt năng của một vật là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật, lấy ví dụ cho mỗi cách.
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Bài 4. (2,0 đ) Khi cho miếng kim loại nóng vào cốc nước lạnh thì nhiệt năng của kim loại và cốc nước thay đổi như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4 Bài 1: Trọng lượng của vật P = 600 kg .10 = 6000N. Công thực hiện được của cần trục : A =F.s = 6000N. 4,5m = 27.000J Tính công suất : P = A/t = 27000J / 12s = 2250 W Bài 2: Trong 1h(3600s) ngựa kéo xe đi đoạn đường là s= 9km=9000m Công lực kéo của ngựa là A=F.s=200.9000=1 800 000J Công suất của ngựa là P=A/t=1 800 000/3600=500W Bài 3: Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng của vật đó là thực hiện công và truyền nhiệt. Lấy được ví dụ cho từng cách. Bài 4: Nhiệt của miếng đồng giảm, của nước tăng Giải thích đây là sự truyền nhiệt ĐỀ THI SỐ 5 I. Phần trắc nghiệm: (2,0 đ). Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau đây: Câu 1. Trong môi trường nào không có nhiệt năng? A. Môi trường rắn. C. Môi trường khí. B. Môi trường lỏng. D. Môi trường chân không. Câu 2. Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn. Cách giải thích nào sau đây là đúng: A. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn. B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ. C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn. D. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ của bàn và dao là như nhau. Câu 3. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Lỏng và khí. B. Lỏng và rắn. C. Khí và rắn. D. Rắn, lỏng, khí. Câu 4. Người ta thả ba miếng kim loại đồng, nhôm, chì vào một cốc nước nóng. Hỏi nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên sẽ thế nào? A. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng chì. B. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, của miếng nhôm. C. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, của miếng chì. D. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. II. Phần tự luận: (8,0 đ) Câu 5. (1,5đ). Khi nào một vật có cơ năng? Đơn vị của cơ năng là gì? Kể tên 2 dạng của cơ năng? Cho ví dụ về một vật có cả 2 dạng của cơ năng? Câu 6. (2đ).
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt? Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Khi sưởi ấm, nhiệt truyền từ lò sưởi đến cơ thể ta bằng cách nào? Câu 7. (1,5đ) Dưới tác dụng của một lực 2000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút. a) Tính quãng đường và công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc. b) Tính công suất của động cơ trong trường hợp trên. Câu 8. (2đ) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 270C. a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k c. Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k Câu 9. (1đ) Một hệ gồm n vật có khối lượng mỗi vật là m1, m2, mn ở nhiệt độ ban đầu t1, t2, tn làm bằng các chất có nhiệt dung riêng C1, C2, Cn trao đổi nhiệt với nhau. Tính nhiệt độ chung của hệ khi có cân bằng nhiệt? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5 1 2 3 4 D B A D Câu 5: - Khi vật có khả năng sinh công - Jun (ký hiệu: J) - Thế năng và động năng - Cho ví dụ đúng (VD: máy bay đang bay, viên đạn đang bay ) Câu 6: Nguyên lý truyền nhiệt: Khi hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì - Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. - lò sưởi truyền nhiệt đến cơ thể chủ yếu bằng các bức xạ nhiệt, ngoài ra còn có cả sự đối lưu. Câu 7: a) Quãng đường dịch chuyển là: S = v.t = 5 . 600 = 3000 m Công thực hiện là: A = F. S = 2000 . 3000 = 6 000 000 N b) Công suất của động cơ là: P = A/t = 6 000 000 : 600 = 10 000 W Câu 8 : a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là: 270C. b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra: Q1 = m1c1( t1 - t) =0,2.880.(100 - 27) =12848J c) Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 200C đến 270C Q2 = m2C2 (t-t2) = m2.4200.(27-20)=29400m2 Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có: Q1=Q2 => 12848= 29400m2
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai 12848 => m0, 44kg 2 29400 Vậy khối lượng của nước là 0,44kg. Câu 9 : Gọi t là nhiệt độ khi cân bằng. Giả sử trong hệ có k vật đầu tiên tỏa nhiệt và (n-k) vật còn lại thu nhiệt Nhiệt lượng tỏa ra của k vật đầu tiên: Q1 = m1c1( t1 – t); Q2 = m2c2( t2 – t) Qk = mkck( tk –t) Nhiệt lượng thu vào của (n-k) vật còn lại: Qk+1 = mk+1ck+1( t –t k+1); Qn = mncn( t – tn) Khi có cân bằng nhiệt: Q1+Q1+ + Qk = Qk+1+Qk+2+ + Qn Suy ra: t = (m1C1 t1+ m2C2 t2+ +mnCn tn)/ (m1C1 + m2C2+ + mnCn)