5 Đề thi giữa học kì 2 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 4 : Năm 1999, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm có 
A. 5 nước 
B. 7 nước 
C. 9 nước 
D. 10 nước 
Câu 5 : Các nước ASEAN, quốc gia nào chủ yếu nhập khẩu lúa gạo từ Việt Nam? 
A. Ma-lai-si-a, Cam-pu-chia, In- do-nê- si- a. 
B. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In- do-nê- si- a. 
C. Ma-lai-si-a, Phi-lip-pin, In- do-nê- si- a. 
D. Ma-lai-si-a, Mi-an-ma, In- do-nê- si- a. 
Câu 6 : Việt Nam thuộc khu vực nào sau đây? 
A. Đông Nam Á 
B. Đông Á 
C. Tây Á 
D. Đông Á 
Câu 7 : Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: 
A. vùng trời, đất liền và hải đảo 
B. đất liền và hải đảo, vùng biển 
C. vùng biển, vùng trời, vùng đất 
D. hải đảo, vùng biển, vùng trời 
Câu 8 : Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến: 
A. 8o34’B - 23o23’B 
B. 8o34’N - 22o22’B 
C. 8o30’B - 23o23’B 
D. 8o30’N - 22o22’B
pdf 19 trang Lưu Chiến 01/08/2023 2180
Bạn đang xem tài liệu "5 Đề thi giữa học kì 2 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf5_de_thi_giua_hoc_ki_2_dia_li_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: 5 Đề thi giữa học kì 2 Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI GIỮA HK II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021-2022 NGUYỄN HUỆ MÔN ĐỊA LÍ 8 Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Phần trắc nghiệm Câu 1: Phần đất liền Đông Nam Á còn có tên là bán đảo Trung Ấn là vì A. có nhiều biển xen kẽ các đảo B. nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ C. cầu nối giữa Châu Á với Châu Đại Dương D. có trên một vạn đảo lớn nhỏ Câu 2: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia? A. 13 quốc gia B. 14 quốc gia C. 11 quốc gia D. 12 quốc gia Câu 3: ASEAN được thành lập năm nào? A. 8/8/1967 B. 7/7/1976 C. 8/8/1976 D. 7/8/1967 Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm: A. 1945 B. 1975 C. 1986 D. 2000 Câu 5: Điểm cực Bắc nước ta thuộc tỉnh nào? A. Điện Biên Trang | 1
  2. B. Lào Cai C. Lạng Sơn D. Hà Giang Câu 6: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài trên bao nhiêu vĩ tuyến? A. 13 B. 15 C. 17 D. 19 Câu 7: Biển Đông thông với những đại dương nào? A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương B. Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương C. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương Câu 8: Có bao nhiêu bộ phận cấu thành vùng Biển Việt Nam? A. 2 bộ phận B. 4 bộ phận C. 6 bộ phận D. 8 bộ phận Câu 9: Nước ta có bao nhiểu điểm quặng và tụ khoáng? A. 3000 B. 4000 C. 5000 D. 6000 Câu 10: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là A. bôxit. B. sắt. C. apatit. Trang | 2
  3. D. đồng. Tự luận Câu 1 (3 điểm): a) Trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á. b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á. Câu 2 (2 điểm): Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01 Câu 1: Phần đất liền Đông Nam Á nằm giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ nên có tên gọi là bán đảo Trung Ấn. Chọn: B Câu 2: Đông Nam Á có 11 quốc gia, được chia ra làm 2 nhóm: – Các nước Đông Nam Á đại lục: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. – Các nước Đông Nam Á biển: Indonexia, Singapore, Philippines, Đông Timor và Brunei. Chọn: C Câu 3: ASEAN ra đời ngày 8/81967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập. Chọn: A Câu 4: Công cuộc đổi mới của đất nước ta bắt đầu vào những năm 1986 đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc. Chọn: C Câu 5: Điểm cực Bắc nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Điểm cực Tây thuộc tỉnh Điện Biên, cực Đông thuộc tỉnh Khánh Hòa và điểm cực Nam thuộc tỉnh Cà Mau (Xem thêm thông tin SGK/84). Chọn: D Câu 6: Phần đất liền của Việt Nam kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 15 vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây là Quảng Bình, chưa tới 50km. Chọn: B Trang | 3
  4. Câu 7: Biển Đông trải rộng từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Chọn: A Câu 8: Vùng biển Việt Nam được cấu thành từ 4 bộ phận, đó là nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Chọn: B Câu 9: Theo khảo sát, nước ta có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có nhiều loại đã và đang được khai thác. Ví dụ: Than, dầu mỏ, khí đốt, vàng, apatit, đồng, Chọn: C Câu 10: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Tây Nguyên là boxit. Boxit tập trung trên 90% ở vùng Tây Nguyên. Chọn: A Tự luận Câu 1: a) Địa hình khu vực Đông Nam Á dược chia làm hai phần: – Phần đất liền: + Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Himalaya chạy dài theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. (0,5 điểm) + Núi và cao nguyên, chiếm phần lớn diện tích, các dải núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn có hướng tây bắc – đông nam, Luông Phabăng, Tan, Aracan có hướng bắc – nam; các dãy Đăngrếch, Cácđamôn và núi trên các đảo thường có hướng đông – tây. Các cao nguyên: Hủa Phan, Cò Rạt, San. (0,5 điểm) + Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. (0,25 điểm) + Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông. (0,25 điểm) – Phần hải đảo: + Là những nơi thường xảy ra động đất, núi lửa do nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất. Dải núi lửa nằm theo hình vòng cung thuộc Inđônêxia, Malaixia và Philippin. (0,5 điểm) b) Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ khu vực Đông Nam Á Trang | 4
  5. – Đông Nam Á có các đồng bằng: Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê Nam, Các đồng bằng này là một trong những vựa lúa gạo của thế giới. (0,5 điểm) – Trên đồng bằng dân cư tập trung đông đúc, kinh tế phát triển, các ngành kinh tế phân bố dày đặc. (0,5 điểm) Câu 2: – Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập năm 1967. Lúc đầu Hiệp hội có mục tiêu liên kết về quân sự là chủ yếu. Cuối thập niên 70, đầu 80 xu thế hợp tác kinh tế xuất hiện và ngày càng trở thành xu thế chính. Đến năm 1998 mục tiêu: “Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã được khẳng định tại Hội nghị cấp cao tháng 12 năm 1998 ở Hà Nội. (1 điểm) -Các nước hợp tác với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế. (1 điểm) ĐỀ SỐ 2. Phần trắc nghiệm Câu 1 : Sông nào không nằm trong hệ thống sông ngòi Đông Nam Á? A. sông Hồng B. sông Trường Giang C. sông A-ma-dôn D. sông Mê Kông Câu 2 : Quốc gia nào không có tên gọi là vương quốc? A. Việt Nam B. Bru-nây C. Thái Lan D. Cam-pu-chia Câu 3 : Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho: A. sản xuất công nghiệp bị trì tệ. B. cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại C. tài nguyên khoáng sản bị cạn kiệt Trang | 5
  6. D. thất nghiệp ngày càng tăng Câu 4 : Năm 1999, hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm có A. 5 nước B. 7 nước C. 9 nước D. 10 nước Câu 5 : Các nước ASEAN, quốc gia nào chủ yếu nhập khẩu lúa gạo từ Việt Nam? A. Ma-lai-si-a, Cam-pu-chia, In- do-nê- si- a. B. Ma-lai-si-a, Xin-ga-po, In- do-nê- si- a. C. Ma-lai-si-a, Phi-lip-pin, In- do-nê- si- a. D. Ma-lai-si-a, Mi-an-ma, In- do-nê- si- a. Câu 6 : Việt Nam thuộc khu vực nào sau đây? A. Đông Nam Á B. Đông Á C. Tây Á D. Đông Á Câu 7 : Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm: A. vùng trời, đất liền và hải đảo B. đất liền và hải đảo, vùng biển C. vùng biển, vùng trời, vùng đất D. hải đảo, vùng biển, vùng trời Câu 8 : Phần đất liền nước ta nằm giữa các vĩ tuyến: A. 8o34’B - 23o23’B B. 8o34’N - 22o22’B C. 8o30’B - 23o23’B D. 8o30’N - 22o22’B Câu 9 : Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài: Trang | 6
  7. A. 4936 km B. 4639 km C. 3649 km D. 3946 km Câu 10 : Đặc điểm nào không phải đặc điểm khí hậu của biển Đông? A. Nóng quanh năm B. Có hai mùa gió C. lượng mưa lớn hơn đất liền D. Biên độ nhiệt nhỏ. Tự luận Câu 1 (2 điểm) : Dựa vào bảng số liệu sau: Nhận xét về tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của các nước Đông Nam Á thay đổi như thế nào? Câu 2 (3 điểm) : Trình bày đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02 Phần trắc nghiệm Câu 1 : Sông A-ma-dôn là con sông dài thứ 2 thế giới sau sông Nin và sông A-ma-dôn nằm ở khu vực Nam Mĩ. Chọn : C Câu 2 : Việt Nam là một trong số ít nước hiện nay trên thế giới theo chế độ công hòa. Chọn : A Trang | 7
  8. Câu 3 : Việc bảo vệ môi trường của nhiều nước Đông Nam Á chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. Chọn : B Câu 4 : Ra đời năm 1967, gồm 5 nước Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po là thành viên sáng lập. Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên (Năm 1999, Cam-pu-chia là thành viên cuối cùng gia nhập ASEAN). Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông- ti-mo. Chọn : D Câu 5 : Việt Nam xuất khẩu lúa gạo sang các nước ASEAN tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma- lay-si-a. Chọn : C Câu 6 : Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Chọn : A Câu 7 : Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời (Tham khảo thêm thông tin SGK/81). Chọn : C Câu 8 : Phần đất liền nước ta nằm giữa vĩ tuyến 8o34’B thuộc huyện Đồng Văn – Hà Giang đến vĩ tuyến 23o23’B thuộc huyện Ngọc Hiển – Cà Mau (Xem thêm thông tin SGK/84). Chọn : A Câu 9 : Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc theo bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền dài 4.639km với Trung Quốc (1.281km), Lào (2.130km) và Campuchia (1.228km) và bờ biển dài 3.260 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Chọn : B Câu 10 : Đặc điểm khí hậu của biển Đông là có hai mùa gió (Đông Bắc và Tây Nam), Nóng - ẩm quanh năm nhưng có biên độ nhiệt nhỏ và lượng mưa ít hơn trong đất liền (Tham khảo thêm thông tin SGK/88 – 89). Chọn : C Tự luận Trang | 8
  9. Câu 1 : - Campuchia: Tỉ trọng nông nghiệp giảm mạnh từ 55,6% năm 1980 xuống 37,1% năm 2000, tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất năm 2000 (dẫn chứng). (0,5 điểm) - Lào: Tỉ trọng nông nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, tỉ trọng công nghiệp tuy có tăng, nhưng tỉ trọng còn thấp, tỉ trọng dịch vụ không thay đổi. (0,5 điểm) - Philippin: Tỉ trọng nông nghiệp giảm, tỉ trọng công nghiệp giảm, tỉ trọng dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. (0,5 điểm) - Thái Lan: Tỉ trọng nông nghiệp giảm và thấp nhất, tỉ trọng công nghiệp tăng, dịch vụ tăng và chiếm tỉ trọng cao nhất. (0,5 điểm) Lưu ý: Tất cả các nhận xét đều phải có số liệu minh chứng. Câu 2 : - Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. (0,5 điểm) - Biển Đông là một biển lớn (diện tích là 3447000 km2), tương đối kín, có hai vịnh lớn là Bắc Bộ và Thái Lan, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. (0,5 điểm) - Chế độ gió: Biển Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa, gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4. các tháng còn lại chủ yếu là gió Tây Nam, riêng vịnh Bắc Bộ có hướng nam. (0,5 điểm) - Chế độ nhiệt: Mùa hạ mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt năm nhỏ. (0,5 điểm) - Chế độ mưa: Mưa từ 1100 đến 1300 mm/năm. (0,5 điểm) - Chế độ triều: Thuỷ triều không giống nhau, có nơi nhật triều, có nơi bán nhật triều. (0,25 điểm) - Độ muối trung bình là 30- đến 33%o. (0,25 điểm) ĐỀ SỐ 3. Phần trắc nghiệm Câu 1 : Đặc điểm của các sông ở Đông Nam Á hải đảo là: A. nguồn nước dồi dào B. phù sa lớn C. ngắn và dốc D. ngắn và có chế độ nước điều hòa Trang | 9
  10. Câu 2 : Các nước Đông Nam Nam Á có những lợi thế gì để thu hút sự chú ý của các nước đế quốc? A. Nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn B. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên giàu có C. Vị trí cầu nối và nguồn lao động dồi dào D. có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt và sản xuất Câu 3 : Nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất Đông Nam Á năm 2000 là: A. Xin-ga-po B. Ma-lai-xi-a C. Việt Nam D. In-đô-nê-xi-a. Câu 4 : Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào? A. Âu và Thái Bình Dương B. Á và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương C. Á và Thái Bình Dương D. Á –Âu và Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương Câu 5 : Việt Nam có khí hậu nào dưới đây? A. nhiệt đới gió mùa ẩm B. cận nhiệt C. Xích đạo D. nhiệt đới khô Câu 6 : Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km2 là: A. Một bộ phận của Ấn Độ Dương. B. Một bộ phận của biển Đông C. Biển Đông D. Một bộ phận của vịnh Thái Lan Câu 7 : Biển Đông có độ muối bình quân là: A. 30 – 33%o Trang | 10
  11. B. 28 – 30%o C. 35 – 38% D. 33 – 35%o Câu 8 : Các mỏ than đá của Việt Nam nằm ở địa phương nào? A. Tĩnh Túc, Bồng Miêu. B. Trại Cau, Thạch Khê. C. Đèo Nai, Cẩm Phả. D. Quỳ Hợp, Núi Chúa. Câu 9 : Mỏ vàng lớn nhất ở nước ta là: A. Mai Sơn B. Quỳ Châu C. Thạch Khê D. Bồng Miêu Câu 10 : Đảo lớn nhất nước ta là đảo nào dưới đây? A. Phú Qúy B. Cát Bà C. Phú Quốc D. Cồn Cỏ Tự luận Câu 1 (2 điểm) : Trình bày sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á. Vì sao có sự phân bố dân cư đó? Câu 2 (3 điểm) : a) Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển núi những quốc gia nào? b) Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03 Phần trắc nghiệm Trang | 11
  12. Câu 1 : Các sông ở Đông Nam Á hải đảo thường ngắn và có chế độ nước điều hòa (Tham khảo thêm thông tin SGK/50). Chọn : D Câu 2 : Đông Nam Á có vị trí là cầu nối lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a, cầu nối giữa các đại dương, gần đường hàng hải, hàng không quốc tế, giàu có về nguồn tài nguyên thiên nhất, Chính vì vậy, vị trí và nguồn tài nguyên là những yếu tố luôn thu hút sự chú ý của các nước đế quốc (Xem thêm thông tin SGK/53). Chọn : B Câu 3 : Ba nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á vào năm 2000 là : Xin-ga-po (9,9%), Ma-lai-xi-a (8,3%) và Việt Nam (6,7%). Chọn : A Câu 4 : Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, gắn liền với châu Á và tiếp giáp với Thái Bình Dương. Chọn : C Câu 5 : Việt Nam là một trong những quốc gia của Đông Nam Á tiêu biểu cho bản sắc thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. Chọn : A Câu 6 : Biển Đông là biển lớn thứ hai sau biển Philippin của đại dương Thái Bình Dương với diện tích khoảng 3.447 triệu km2. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông và có diện tích khoảng 1 triệu km2. Chọn : B Câu 7 : Biển Đông là biển lớn thứ hai sau biển Philippin của đại dương Thái Bình Dương với diện tích 2 khoảng 3.447 triệu km và có độ muối trung bình từ 30 – 33%0. Chọn : A Câu 8 : Các mỏ than đá của Việt Nam nằm chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh (Cẩm Phả, Đèo Nai, Mạo Khê, Uông Bí, ), ngoài ra còn có ở Quán Triều (Thái Nguyên), Chọn : C Câu 9 : Mỏ vàng lớn nhất ở nước ta là mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh Quảng Nam. Chọn : D Trang | 12
  13. Câu 10 : Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Chọn : C Tự luận Câu 1 : - Dân cư ở khu vực Đông Nam Á phân bố không đều: + Dân cư tập trung đông ở các khu vực đồng bằng châu thổ như: Đồng bằng sông Hồng, sông Mê Công, sông Mê Nam, (0,5 điểm) + Các khu vực ven biển dân cư tập trung đông đúc. (0,5 điểm) - Dân cư thưa thớt ở các khu vực sâu trong nội địa của các nước và các khu vực trung du và miền núi. (0,5 điểm) - Nguyên nhân: Do vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố địa hình và các nhân tố kinh tế xã hội khác. (0,5 điểm) Câu 2 : a) - Việt Nam có biên giới chung trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25 điểm) - Việt Nam có biên giới chung trên biển với Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po, Cam-pu- chia, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a và Bru-nây. (0,75 điểm) b) - Thuận lợi: + Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vùng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển. (0,25 điểm) + Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch. (0,25 điểm) + Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu. (0,25 điểm) + Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối. (0,25 điểm) - Khó khăn: + Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển. (0,25 điểm) Trang | 13
  14. + Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông. (0,25 điểm) + Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển. (0,25 điểm) + Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung. (0,25 điểm) ĐỀ SỐ 4. Phần trắc nghiệm Câu 1: Vị trí Việt Nam nằm trong khoảng: A. 8030'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ B. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109024'Đ C. 8034'B –> 23023'B và 10205'Đ –> 109024'Đ D. 8034'B –> 23023'B và 102010'Đ –> 109040'Đ Câu 2: Đường bờ biển của Việt Nam dài là: A. 4450km B. 2360km C. 3260km D. 1650km Câu 3: Nước Việt Nam nằm ở: A. bán đảo Trung Ấn, khu vực nhiệt đới. B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới. C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á. D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới. Câu 4: Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102009'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh: A. Lai Châu. B. Điện Biên. C. Sơn La. D. Hòa Bình. Câu 5: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là: Trang | 14
  15. A. Cồn Cỏ và Hoàng Sa. B. Lý Sơn và Trường Sa. C. Hoàng Sa và Trường Sa. D. Trường Sa và Côn Đảo. Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta: A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ. B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ. C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ. D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ. Câu 7: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta: A. Núi non, sông ngòi trẻ lại. B. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau. C. Động thực vật phong phú và đa dạng D. Thấp dần từ nội địa ra biển Câu 8: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là: A. Cao nguyên. B. Sơn nguyên. C. Đồng bằng. D. Đồi núi. Câu 9: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu: A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung B. Tây Đông. C. Tây Bắc - Đông Nam. D. Vòng cung. Câu 10: Đâu không phải là đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là: A. Bà Đen, Bảy núi. B. Tam Đảo, Ba Vì. Trang | 15
  16. C. Đồ Sơn, Con Voi. D. Tam Điệp, Sầm Sơn. Tự luận Câu 1 (2,5 điểm) : Hãy cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. cửa sông thuộc địa phận nước nào? Vì sao chế độ nước sông thay đổi theo mùa? Câu 2 (2,5 điểm) : Trình bày vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam? ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04 Phần trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B C C B C D C D A B Tự luận Câu 1 : - Sông Mê Công chảy qua các quốc gia: Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. (1 điểm) - Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam. (0,5 điểm) - Chế độ nước sông thay đổi theo mùa vì: Phần lớn chiều dài của sông chảy trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với chế độ mưa theo mùa, nguồn nước chính cung cấp cho sông là nước mưa. (1 điểm) Câu 2 : - Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23o23’B, 105o20’Đ; điểm cực Nam là 8o34’B, 104o40’Đ; điểm cực Tây là 22o22B, 102o10’Đ, điểm cực Đông là 12o40’B, 109o24’Đ. (0,5 điểm) - Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2. (0,5 điểm) - Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2. (0,5 điểm) - Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. (1 điểm) ĐỀ SỐ 5. Trang | 16
  17. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là: A. Pu Si Cung B. Pu Tha Ca. C. Phan-xi-păng. D. Tây Côn Lĩnh. Câu 2: Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta: A. trở ngại về giao thông. B. có nhiều lũ quét, xói mòn đất. C. thường xảy ra trượt lở đất. D. có nguy cơ phát sinh động đất. Câu 3: Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng: A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi. B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp. D. Bên cạnh núi, còn có đồi. Câu 4: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất A. phù sa. B. feralit. C. xám. D. badan. Câu 5: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp. B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi. C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. D. ít chịu tác động của con người. Câu 6: Nước ta có mấy nhóm đất chính? Trang | 17
  18. A. 4 nhóm B. 3 nhóm C. 2 nhóm D. 5 nhóm TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm của giai đoạn Tân kiến tạo? Câu 2: (3,0 điểm) Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nước ta hiện nay? Câu 3: (2,5 điểm): Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số cây trồng năm 2000 (%) Lãnh thổ Lúa Cà phê Đông Nam Á 26,2 19,2 Thế giới 100 100 a) Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á so với Thế giới? (1,5 điểm) b) Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó? (1,0 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05 TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 C A B A C B TỰ LUẬN Câu 1. - Cách đây 25 triệu năm - Địa hình được nâng cao (dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng) - Quá trình hình thành các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên, các đồng bằng phù sa (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long). Trang | 18
  19. - Quá trình mở rộng biển Đông và tạo các bề dầu khí ở thềm lục địa - Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất. -> Tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và đang còn tiếp diễn. Câu 2. - Thuận lợi: + Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng tạo điều kiện phát triển một nền kinh tế toàn diện + Hội nhập giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới - Khó khăn: + Đường biên giới trên đất liền dài, vùng biển rộng à Khó khăn trong việc bảo vệ biên giới, chủ quyền (Giặc ngoại xâm thường xuyên dòm ngó xâm chiếm đất đai, hải đảo, vùng trời, vùng biển ) + Vùng có nhiều thiên tai: (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển ) Câu 3. Vẽ 2 biểu đồ hình tròn a. - Vẽ đẹp chính xác, kí hiệu đầy đủ b. - Có nhiều loại đất phù hợp với cây công nghiệp và trồng lúa - Khí hậu nóng ẩm quanh năm - Nguồn nước dồi dào - Nguồn lao động dồi dào và có truyền thống lâu đời HẾT . Trang | 19