Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Phương

Câu 4: Thống kê số môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 8A được cho bởi bảng sau:

STT Môn thể thao Số học sinh
1 Bóng đá 15
2 Cầu lông 10
3 Bóng chuyền 10
4 Bóng bàn 5

Số học sinh thích bóng đá chiếm bao nhiêu % số học sinh cả lớp?

A. 37,5%. B. 25,5%. C. 20%. D. 30%.

Câu 5: Thống kê môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 8C (Mỗi em chọn một môn) được cho trong bảng sau :

Môn thể thao Nam Nữ
Bóng đá 16 5
Cầu lông 6 2
Bóng chuyền 2 6
Bóng bàn 3 3

Học sinh lớp 8C tham gia môn bóng đá nhiều hơn học sinh tham gia cầu lông bao nhiêu bạn ?

A. . B.. C.. D..

Câu 6: Cho các dãy số liệu sau dữ liệu nào là dữ liệu định lượng?

A. Các loại xe máy: Vision; SH; Wave Alpha; Winner;…

B. Các môn thể thao yêu thích: bóng đá, nhảy cao, cầu lông; ….

C. Các loại màu sắc yêu thích: màu xanh, màu vàng,….

D. Điểm trung bình môn Toán của các bạn học sinh trong lớp: 6,6; 7,2; 9,3; ….

Câu 7: Lớp 8B có 24 nam và 18 nữ. Lớp phó lao động chọn một bạn để trực nhật trong một buổi học. Xác suất thực nghiệm của biến cố "Một bạn nũ trực nhật lớp trong một buổi học" là:
A. . B. 1. C. . D. .

doc 11 trang Lưu Chiến 15/07/2024 240
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_toan_lop_8_nam_hoc_2023_2.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Toán Lớp 8 - Năm học 2023-2024 - Đinh Thị Hồng Phương

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN TOÁN - LỚP 8 A. LÝ THUYẾT: I. ĐẠI SỐ: 1. Thu thập và phân loại dữ liệu. 2. Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ. 3. Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ. 4. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản. 5. Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản. II. HÌNH HỌC: 1. Định lí Thalès trong tam giác. Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác. 2. Đường trung bình của tam giác. B. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO CHƯƠNG VI: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Bảng thống kê sau cho biết sự lựa chọn của 100 học sinh về bốn nhãn hiệu tập vở. Nhãn hiệu tập vở Số học sinh A 20 B 58 C 10 D 12 Nhãn hiệu tập vở A và nhãn hiệu tập vở B chiếm bao nhiêu % trong 4 nhãn hiệu tập vở ? A. 78% . B. 68% . C. 66% . D. 44% . Câu 2: Thống kê tỉ lệ % học sinh lớp 8B chọn môn thể thao yêu thích (mỗi em chọn 1 môn), được cho trong bảng sau: Môn thể Bóng đá Câu lông Bóng chuyền Bóng bàn thao Tỉ lệ % 50% 25% 12,5% 12,5% Môn thể thao học sinh lớp 8B yêu thích nhiều nhất là A. Bóng chuyền. B. Bóng bàn. C. Cầu lông. D. Bóng đá. Câu 3: Thống kê số lớp của một trường THCS được cho trong bảng sau: Khối 6 7 8 9 Số lớp 9 8 7 6 Khối nào nhiều lớp nhất? A. Khối 7. B. Khối 9. C. Khối 6. D. Khối 8. Câu 4: Thống kê số môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 8A được cho bởi bảng sau:
  2. STT Môn thể thao Số học sinh 1 Bóng đá 15 2 Cầu lông 10 3 Bóng chuyền 10 4 Bóng bàn 5 Số học sinh thích bóng đá chiếm bao nhiêu % số học sinh cả lớp? A. 37,5%. B. 25,5%. C. 20%. D. 30%. Câu 5: Thống kê môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 8C (Mỗi em chọn một môn) được cho trong bảng sau : Môn thể thao Nam Nữ Bóng đá 16 5 Cầu lông 6 2 Bóng chuyền 2 6 Bóng bàn 3 3 Học sinh lớp 8C tham gia môn bóng đá nhiều hơn học sinh tham gia cầu lông bao nhiêu bạn ? A. 13 . B.12. C.11. D.14. Câu 6: Cho các dãy số liệu sau dữ liệu nào là dữ liệu định lượng? A. Các loại xe máy: Vision; SH; Wave Alpha; Winner; B. Các môn thể thao yêu thích: bóng đá, nhảy cao, cầu lông; . C. Các loại màu sắc yêu thích: màu xanh, màu vàng, . D. Điểm trung bình môn Toán của các bạn học sinh trong lớp: 6,6; 7,2; 9,3; . Câu 7: Lớp 8B có 24 nam và 18 nữ. Lớp phó lao động chọn một bạn để trực nhật trong một buổi học. Xác suất thực nghiệm của biến cố "Một bạn nũ trực nhật lớp trong một buổi học" là: 3 3 4 A. . B. 1. C. . D. . 4 7 3 Câu 8: Bạn An gieo một con xúc xắc 50 lần và thống kê kết qua các lần gieo ở bảng sau: Mặt 1 chấm 2 chấm 3 chấm 4 chấm 5 chấm 6 chấm Số lần xuất hiện 10 8 6 12 4 10 Xác suất thuận lợi của biến cố “Gieo được mặt số chấm chẵn” là 1 3 2 1 A. . B. . C. . D. . 5 5 3 4 Câu 9: Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt có số chấm chẵn” là 1 1 1 A. . B. . C. 1. D. . 3 6 2 Câu 10: Tỉ lệ học sinh nam của lớp 8A là 60%, tổng số bạn lớp 8A là 40. Ngẫu nhiên gặp 1 thành viên nam, xác suất thực nghiệm của biến cố “Gặp một học sinh nam của lớp” là 2 3 1 1 A. . B. . C. . D. . 5 5 3 2
  3. Câu 11: Một túi đựng các quả cầu giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 26 quả màu đỏ, 62 quả màu tím, 8 quả màu vàng, 9 quả màu trắng. Lấy ngẫu nhiên 1 quả trong túi. Xác suất để lấy được quả cầu màu tím là: 62 3 26 8 A. . B. . C. . D. . 105 35 105 105 II. TỰ LUẬN Bài 1: Biểu đồ ở hình 1 biểu diễn chỉ số tăng trưởng của đàn trâu Việt Nam qua các năm. a) Lập bảng thống kê tương ứng với biểu đồ bên. b) Cho biết đàn trâu Việt Nam năm 1990 là 2854,1 nghìn con. Tính số lượng đàn trâu của Việt Nam năm 2000. Bài 2: Biểu đồ dưới đây cho biết tỉ lệ mỗi loại trái cây bán được của một cửa hàng. a) Hãy chuyển đổi dữ liệu từ biểu đồ trên sang dạng bảng thống kê theo mẫu sau: (vẽ lại bảng và điền vào vị trí dấu ?) Loại trái cây Tỉ lệ phần trăm Cam ? Xoài ? Mít ? Ổi ? Sầu riêng ? b) Cho biết cửa hàng bán được tổng cộng 400kg trái cây. Hãy tính số kilôgam sầu riêng cửa hàng đã bán được. Bài 3: Biểu đồ hình quạt tròn biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022.
  4. (Nguồn: Eurostat) a) Trong 7 tháng đầu năm 2022 thị trường nào cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha là nhiều nhất ? ít nhất ? b) Biết lượng cà phê mà tất cả các thị trường cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 là 222 956 tấn. Lập bảng thống kê lượng cà phê mà các thị trường cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 theo mẫu sau: Thị trường Đức Braxin Bỉ Indonexia Việt Nam Khác Lượng cà phê ? ? ? ? ? ? (tấn) c) Lượng cà phê mà thị trường Việt Nam cung cấp cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022 nhiều hơn thị trường Bỉ và Indonexia là bao nhiêu tấn? d) Lượng cà phê mà thị trường Việt Nam cung cấp cho Tây Ban Nha gấp mấy lần thị trường Bỉ (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)? e) Một bài báo có nêu thông tin: “ Thị trường Indonexia và Bỉ là hai thị trường cung cấp lượng cà phê ít nhất cho Tây Ban Nha trong 7 tháng đầu năm 2022; Việt Nam cung cấp cà phê cho Tây Ban Nha nhiều hơn 24,6 % so với thị trường Indonexia” . Theo em bài báo nêu thông tin có chính xác không? Bài 4: Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sản lượng thủy sản nước ta qua các năm 2010; 2014; 2016; 2018; 2020. (đơn vị: nghìn tấn) Sản lượng (nghìn tấn) 8635,7 7885,9 6924,4 6420,5 5204,5 Năm
  5. a) Lập bảng thống kê sản lượng thủy sản nước ta qua các năm 2010; 2014; 2016; 2018; 2020 theo mẫu sau Năm 2010 2014 2016 2018 2020 Sản lượng (nghìn tấn) ? ? ? ? ? b) Năm nào sản lượng thủy sản nước ta cao nhất? thấp nhất? c) Năm 2020 sản lượng thủy sản nước ta tăng bao nhiêu phần trăm so với năm 2010 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? d) Năm 2014 sản lượng thủy sản nước ta giảm bao nhiêu phần trăm so với năm 2018 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)? e) Một bài báo đã nêu nhận định sau: “Năm 2020 sản lượng thủy sản nước ta nhiều hơn năm 2014 là 2215,2 nghìn tấn, Năm 2020 sản lượng thủy sản nước ta gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2014”. Theo em nhận định của bài báo đó có chính xác không ? Bài 5: Tìm điểm không hợp lí trong dữ liệu cho dưới đây. a) Danh sách email của các bạn trong đội văn nghệ lớp 8A như sau: STT Họ và tên Email 1 Nguyễn Văn Dương vanduong08@gmail.com 2 Chu Thị Thu Hằng thuhang_chu.vn 3 Bùi Tuyết Linh tuyetlinhsl@yahoo.com 4 Ngô Đức Tiến ductienngo2008@gmail.com b) Kết quả 5 bài kiểm tra môn Toán của bạn Tâm lần lượt là: 8; -6, 7, 5, 9. Bài 6: Hình dưới mô tả một đĩa tròn bằng bìa cứng được chia làm tám phần bằng nhau và ghi các số 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8. Chiếc kim được gắn cố định vào trục quay ở tâm của đĩa . Quay đĩa tròn một lần. Tính xác suất của các biến cố sau: a) “ Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số nhỏ hơn 7”. b) “ Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số lớn hơn 6”. c) “ Mũi tên chỉ vào hình quạt ghi số là bội của 4”. Bài 7: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của các biến cố sau: a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số". b) “ Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2". c) “ Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 3 dư 2”. Bài 8: a) Gieo một con xúc xắc 40 lần liên tiếp, có 22 lần xuất hiện mặt 4 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 4 chấm”. b) Gieo một con xúc xắc 18 lần liên tiếp, có 10 lần xuất hiện mặt 6 chấm. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”.
  6. Bài 9: Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau. Mỗi lần bạn Yến lấy ngẫu nhiên một quả bóng trong hộp, ghi lại màu của quả bóng lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Sau 45 lần lấy bóng liên tiếp, quả bóng màu xanh xuất hiện 15 lần, quả bóng màu đỏ xuất hiện 14 lần. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Quả bóng lấy ra là quả bóng màu vàng” trong trò chơi trên Bài 10: Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “ Mặt xuất hiện của đồng xu là mặt N” trong mỗi trường hợp sau: a. Tung một đồng xu 35 lần liên tiếp , có 7 lần xuất hiện mặt N. b. Tung một đồng xu 22 lần liên tiếp , có 8 lần xuất hiện mặt S. c. Tung một đồng xu 10 lần liên tiếp , có 4 lần xuất hiện mặt N. d. Tung một đồng xu 18 lần liên tiếp , có 9 lần xuất hiện mặt S. CHƯƠNG VIII: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG. HÌNH ĐỒNG DẠNG (giới hạn ôn tập từ bài 1 đến bài 3 của chương) + Ôn tập về định lí thalès trong tam giác; Ứng dụng của định lí thalès trong tam giác; Đường trung bình của tam giác. I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Tìm x trong hình vẽ bên, biết MN // BC; MB = 5 cm, AN = 4cm, NC = 10 cm. A A. 4 cm. x 4 cm B. 2,5 cm. M N C. 2 cm. 5 cm 10 cm D. 0,4 cm. B C Câu 2. Tìm x trong hình vẽ bên, biết MN // PQ; MN = 3 cm, ON = 2cm, PQ = 5,2 cm. M 3cm N A. 39 cm. 5 2cm B. 15 cm. O 52 x C. 52 cm. 15 5 D. cm. P Q 39 5,2cm Câu 3. Cho hình vẽ: biết MN // BC, khi đó độ dài của AM là: A. AM = 6 cm. B. AM = 3 cm. C. AM = 4 cm. D. AM = 8 cm.
  7. Câu 4: Tìm x trong hình vẽ bên, biết M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC và AB = 8 cm. A A. 2 cm. B. 4 cm. 8 cm N C. 6 cm. x D. 8 cm. B M C Câu 5: Tìm x trong hình vẽ bên, biết IK // DF; EF = 15 cm, EK = 8cm, DK = 4 cm. F A. 10 cm. 15 cm B. 7,5 cm. I x C. 12 cm. D. 5 cm. D 4 cm K 8 cm E Câu 6: Tìm x trong hình vẽ bên, biết D, E lần lượt là trung điểm của AB, AC và DE = 6 cm. B A. x = 6 cm. x B. x = 12 cm. D C. x = 3 cm. 6 cm C D. x = 2 cm. A E Câu 7: Cho hình vẽ dưới. Có tất cả bao nhiêu đường trung bình của ABC trong hình? A. 3. B. 2. C. 1. D. 0. Câu 8: Cho hình vẽ dưới. Biết MN là đường trung bình của tam giác ABC, khi đó độ dài BN là: A. 3. B. 6. C. 12. D. 4. Câu 9: Cho các hình vẽ:
  8. A A A A B N M M M N M N B C C B N B C Hình 1 C Hình 2 Hình 3 Hình 4 Đoạn thẳng MN là đường trung bình của tam giác ABC trong hình vẽ nào? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 10: Cho hình vẽ: Đoạn thẳng PQ là đường trung bình của tam giác nào? M E F P Q K H N P A. MKH . B. MEF . C. MPQ . D. MNP . Câu 11: Cho tam giác ABC vuông tại A, biết AB = 3cm, AC = 4cm. Gọi P, Q lần lượt là trung điểm của AB, AC. Khi đó, độ dài PQ là A. 2,5cm. B. 1,5cm. C. 2cm. D. 10cm. Câu 12: Giữa hai điểm B và C bị ngăn cách bởi hồ nước (như hình bên). Hãy xác định độ dài BC mà không cần phải bơi qua hồ. Biết rằng đoạn thẳng KI dài 25 cm và K là trung điểm cùa AB và I là turng điểm của AC. A. 50 cm. B. 50 m. C. 25 cm. D. 25 m II. TỰ LUẬN Bài 1: Tìm x trong các trường hợp sau: Bài 2: Để đo chiều rộng AB của một con sông. Trên một bờ sông, Bạn Bình đóng các đường thẳng BC  AB, CD  BC, M nằm trên đường thẳng AD (như hình vẽ) biết BM = 30m, MC = 10m, CD = 15m. Tính độ dài AB.
  9. Bài 3: Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BM, CN (M thuộc AC, N thuộc AB) cắt nhau tại G. Gọi D, E lần lượt là trung điểm của GB, GC. a) Chứng minh MN // DE. b) Chứng minh ND // ME. Bài 4: Cho tam giác ABC vuông tại A có CA = 4, CB = 5. Giả sử M, N là hai điểm lần lượt nằm trên hai cạnh CA, CB sao cho CM = 1, CN = 1,25. Chứng minh MN//AB. Bài 5: Một người cắm một cái cọc vuông góc với mặt đất sao cho bóng của đỉnh cọc trùng với bóng của ngọn cây. Biết cọc cao CD = 1,5 m so với mặt đất, chân cọc cách gốc cây CA = 8 m và cách bóng của cọc CE = 2 m. Tính chiều cao AB của cây. (Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). Bài 6: Để làm cây thông noel, người thợ sẽ dùng một cái khung sắt hình tam giác cân như hình vẽ bên, sau đó gắn mô hình cây thông lên. Cho biết thanh BC = 120cm. Tính độ dài các thanh GF; HE. Bài 7: Một cột đèn cao 10m chiếu sáng một cây xanh như hình bên dưới. Cây cách cột đèn 2m và có bóng trải dài dưới mặt đất là 4,8m. Tìm chiều cao của cây xanh đó (làm tròn đến mét).
  10. Bài 8: Nhìn vào hình vẽ dưới đây (đơn vị tính trong hình là mét). Em hãy tính xem bề rộng PQ của hồ là bao nhiêu mét? (cho biết QR // ST) Bài 9: Người ta tiến hành đo đạc các yếu tố cần thiết để tính chiều rộng của một khúc sông mà không cần phải sang bờ bên kia sông (hình vẽ bên). Biết BB’ = 20m, BC = 30m và B’C’ = 40m. Tính độ rộng x của khúc sông. Bài 10: Tính chiều cao AB của ngôi nhà. Biết cái cây có chiều cao ED = 2m và khoảng cách AE = 4m, EC = 2,5m. Bài 11: Người ta dùng máy ảnh để chụp một người có chiều cao AB = 1,5 m (như hình vẽ dưới). Sau khi rửa phim thấy ảnh CD cao 4 cm. Biết khoảng cách từ phim đến vật kính của máy ảnh lúc chụp là ED = 6 cm. Hỏi người đó đứng cách vật kính máy ảnh một đoạn BE bao nhiêu cm?
  11. Bài 12:. Hình vẽ dưới minh họa: Một tòa nhà cao 24m, đổ bóng nắng dài 36m trên đường. Một người cao 1,6m muốn đứng trong bóng râm của tòa nhà. Hỏi người đó có thể đứng cách tòa nhà xa nhất bao nhiêu mét? B D A C E Chúc các em ôn tập tốt Duyệt của Tổ Trưởng Người ra đề cương Phan Xuân Sang Đinh Thị Hồng Phương