Đề cương ôn tập học kì I môn Toán học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Gọi E là trung điểm của cạnh AB. 
a) Chứng minh ΔEDC cân. 
b) Gọi I, K, M theo thứ tự là trung điểm của BC, CD, DA. Tứ giác EIKM là hình gì? Vì sao? 
c) Tìm điều kiện của hình thang ABCD để tứ giác EIKM là hình vuông. 
Bài 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng 
minh rằng:  
a) Tứ giác DEBF là hình bình hành. 
b) Các đường thẳng EF, DB và AC đồng quy. 
c) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác DEBF là hình thoi? 
Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại A , trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm AC, K là điểm đối 
xứng của M qua I. Chứng minh rằng: 
a) Tứ giác AMCK là hình bình hành. 
b) Tứ giác ABMK là hình gì ? Vì sao? 
c) Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho ME = MA. Chứng minh tứ giác ABEC là 
hình thoi. 
d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông. 
Bài 4. Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BC và 
AD.  
a) Chứng minh tứ giác MBND là hình bình hành. 
b) Tứ giác ABMN là hình gì? 
c) Gọi P là giao điểm của AM với BN, Q là giao điểm của MD với CN, K là giao điểm của 
tia BN với tia CD. Chứng minh tứ giác PMQN là hình chữ nhật. 
d) Lấy điểm E đối xứng với điểm A qua B. Chứng minh E, M, D thẳng hàng. 
e) Hình bình hành ABCD có thêm điều kiện gì để PMQN là hình vuông. 
Bài 5. Cho tam giác ABC (AB < AC), đường cao AK. Gọi 3 điểm D, E , F lần lượt là trung điểm 
của AB, AC, BC. 
a) Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao? 
b) Chứng minh DEFK là hình thang cân. 
c) Vẽ H đối xứng với K qua D, vẽ O đối xứng với H qua AB. Chứng minh OH vuông góc 
với OK. 
Bài 6. Cho tam giác ABC vuông ở A. Lấy điểm D thuộc BC. Gọi M, N là hình chiếu của D 
trên AB, AC. Gọi I là giao điểm của MN và AD. 
a) Chứng minh: AD = MN. 
b) Gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Chứng minh góc MHN vuông. 
c) Tìm vị trí của D để AD vuông góc với MN. 
d) Điểm D ở vị trí nào để MN có độ dài nhỏ nhất? 
e) Khi D di chuyển trên BC thì I di chuyển trên đường nào? 
Bài 7. Cho tam giác ABC nhọn, có AM, BN, CP là các đường trung tuyến. Qua N kẻ đường 
thẳng song song với PC cắt BC tại F. Các đường thẳng qua F song song với BN và kẻ qua B 
song song với CP cắt nhau tại D.
pdf 4 trang Ánh Mai 25/03/2023 3120
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Toán học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_toan_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Toán học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Thăng Long (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT BA ĐÌNH TRƯỜNG THCS THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN TOÁN 8 Năm học 2022 – 2023 A. PHẦN ĐẠI SỐ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1) Các quy tắc nhân,chia đơn thức, đa thức,biết cách chia hai đa thức 1 biến. 2) 7 hằng đẳng thức - các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. 3) Tính chất cơ bản của phân thức, các quy tắc đổi dấu - quy tắc rút gọn phân thức, tìm mẫu thức chung, quy đồng mẫu thức. 4) Các quy tắc: cộng, trừ các phân thức đại số. II. CÁC BÀI TẬP TỰ LUYỆN: Bài 1. Thực hiện các phép tính sau: a) (x + 3)(x - 3) b) (2x - y)(4x2 + 2xy + y2) c) (6x5y2 - 9x4y3 + 15x3y4): 3x3y2 d) (2x3 - 21x2 + 67x - 60):(x - 5) e) (27x3 - 8): (6x + 9x2 + 4) f) (2x2 – 5x3 + 2x + 2x4 -1) : (x2 – x – 1) Bài 2. Rút gọn các biểu thức sau: a) (x + y)2 - (x - y)2 b) (a + b)3 + (a - b)3 - 2a3 c) (x + 3)(x + 7) – (x + 1)(x – 1) d) (x+1)(x2 – x + 1) – (x-1)(x2 + x + 1) e) (2 + 1)(22 + 1)(24 + 1)(28 +1)(216 + 1) Bài 3. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: a) 3x3 + 6x2 +3x b) x2 - y2 - 2x + 2y c) x2 - 25 + y2 + 2xy d) x2(x -1) + 16(1 - x) e) 8a(b – c) + 6b( c – b) g) x2 + 8x + 15 h) x2 - x - 12 i) (x2 + x)2 + 3(x2 + x) + 2 Bài 4. Tìm x biết: a) 2x(x -5) - x(3+2x) = 26 b) (4x - 1)(x + 3) – (2x - 1)2 = 0 c) 5x(x-1) = x – 1 d) 2(x+5) - x2 - 5x = 0 e) (2x -3)2 - (x+5)2 = 0 g) 3x3 - 48x = 0 h) x2 – 6x = - 9 i) x2 – x – 6 = 0 Bài 5. Chứng minh rằng biểu thức: A = x(x - 6) + 10 luôn luôn dương với mọi giá trị của x. B = x2 - 2x + 9y2 - 6y + 3 luôn luôn dương với mọi giá trị của x, y. Bài 6. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất (nếu có) của các biểu thức sau: A = x2 - 4x + 1 B = 4x2 + 4x + 11 C = (x -1)(x + 3)(x + 2)(x + 6) D = 5 - 8x - x2 E = 4x - x2 + 1 Bài 7. Xác định a, b, c để đa thức: a) x3 + x2 + a - x chia hết cho (x + 1)2 b) x3 + 5x2 – 6x + a chia hết cho ( x – 2) c) x4 – x3 + 6x2 – x + a chia hết cho x2 – x + 5 1
  2. Bài 8. Cho các phân thức sau: 2x + 6 x 2 − 9 9x 2 −16 A = B = C = (x + 3)(x − 2) x 2 − 6x + 9 3x 2 − 4x x 2 + 4x + 4 2x − x 2 3x 2 + 6x +12 D = E = F = 2x + 4 x 2 − 4 x3 − 8 a) Với điều kiện nào của x thì giá trị của các phân thức trên xác định. b) Rút gọn các phân thức trên. c) Tìm x để giá trị của các phân thức trên bằng 0. Bài 9. Thực hiện các phép tính sau: x +1 2x + 3 a) + 3 5 x 2 e) + + 2x + 6 x + 3x 2x 2 y xy2 y 3 3 x − 6 b) − x + 3 2x −1 x + 5 2 g) + + 2x + 6 2x + 6x x +1 x −1 x 2 −1 x x 4xy x + 3 4 − x c) + + 2 2 h) + x − 2y x + 2y 4y − x x 2 + x − 2 x 2 + 5x + 6 1 1 3x − 6 d) − 3x − 2 3x + 2 4 − 9x 2 Bài 10. Cho hai biểu thức: x + 2 3202 − x A = và B =+ với x 5 x − 5 xx+−525 2 a) Tính giá trị của biểu thức A khi x =−2 1 b) Chứng minh = −5 c) Tìm giá trị của x để A = B x + 2 35x + Bài 11. Cho hai biểu thức A = và B =− với x 1 x +1 xx−−112 a) Tính giá trị của biểu thức A khi x = 4 ; 2 b) Chứng minh: = +1 c) Tìm tất cả giá trị của x để A – B = 0 xx+−228 Bài 12. Cho biểu thức: B =−− với x ≠ ±2 24244xxx−+− 2 a) Thu gọn biểu thức B 1 b) Tìm giá trị của x để B = 2 c) Tìm giá trị nguyên của x để B cũng nhận giá trị nguyên. B. HÌNH HỌC I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1) Định nghĩa tứ giác, định lý tổng các góc trong 1 tứ giác. 2) Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. 3) Định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang. 4) Tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác vuông. 2
  3. 5) Định nghĩa về 2 điểm đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng, qua 1 điểm. Tính chất của các hình đối xứng với nhau qua 1 điểm, qua 1 đường thẳng. 6) Các tính chất về diện tích đa giác, công thức tính diện tích Hình chữ nhật, Hình vuông, Tam giác. II. CAC DẠNG TOÁN Bài 1. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD). Gọi E là trung điểm của cạnh AB. a) Chứng minh ΔEDC cân. b) Gọi I, K, M theo thứ tự là trung điểm của BC, CD, DA. Tứ giác EIKM là hình gì? Vì sao? c) Tìm điều kiện của hình thang ABCD để tứ giác EIKM là hình vuông. Bài 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng: a) Tứ giác DEBF là hình bình hành. b) Các đường thẳng EF, DB và AC đồng quy. c) Tìm điều kiện của hình bình hành ABCD để tứ giác DEBF là hình thoi? Bài 3. Cho tam giác ABC cân tại A , trung tuyến AM. Gọi I là trung điểm AC, K là điểm đối xứng của M qua I. Chứng minh rằng: a) Tứ giác AMCK là hình bình hành. b) Tứ giác ABMK là hình gì ? Vì sao? c) Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho ME = MA. Chứng minh tứ giác ABEC là hình thoi. d) Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMCK là hình vuông. Bài 4. Cho hình bình hành ABCD có BC = 2AB. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BC và AD. a) Chứng minh tứ giác MBND là hình bình hành. b) Tứ giác ABMN là hình gì? c) Gọi P là giao điểm của AM với BN, Q là giao điểm của MD với CN, K là giao điểm của tia BN với tia CD. Chứng minh tứ giác PMQN là hình chữ nhật. d) Lấy điểm E đối xứng với điểm A qua B. Chứng minh E, M, D thẳng hàng. e) Hình bình hành ABCD có thêm điều kiện gì để PMQN là hình vuông. Bài 5. Cho tam giác ABC (AB < AC), đường cao AK. Gọi 3 điểm D, E , F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. a) Tứ giác BDEF là hình gì? Vì sao? b) Chứng minh DEFK là hình thang cân. c) Vẽ H đối xứng với K qua D, vẽ O đối xứng với H qua AB. Chứng minh OH vuông góc với OK. Bài 6. Cho tam giác ABC vuông ở A. Lấy điểm D thuộc BC. Gọi M, N là hình chiếu của D trên AB, AC. Gọi I là giao điểm của MN và AD. a) Chứng minh: AD = MN. b) Gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Chứng minh góc MHN vuông. c) Tìm vị trí của D để AD vuông góc với MN. d) Điểm D ở vị trí nào để MN có độ dài nhỏ nhất? e) Khi D di chuyển trên BC thì I di chuyển trên đường nào? Bài 7. Cho tam giác ABC nhọn, có AM, BN, CP là các đường trung tuyến. Qua N kẻ đường thẳng song song với PC cắt BC tại F. Các đường thẳng qua F song song với BN và kẻ qua B song song với CP cắt nhau tại D. 3
  4. a) Tứ giác CPNF là hình gì? Vì sao? b) Chứng minh tứ giác BDFN là hình bình hành. c) Chứng minh P, M, D thẳng hàng. d) Chứng minh AM = DN. e) Tam giác ABC phải thỏa mãn điều kiện gì thì PNCD là hình thang cân Bài 8. Cho hình vuông ABCD, E là điểm trên cạnh DC, F là điểm trên tia đối tia BC sao cho BF= DE. a) Chứng minh tam giác AEF vuông cân b) Gọi I là trung điểm EF. Chứng minh I thuộc BD. ( HD: Kẻ FM // AB, M BD). c) Lấy K đối xứng của A qua I. Chứng minh AEKF là hình vuông . Bài 9. Cho tam giác MNP vuông tại M, trung tuyến MK. Gọi E là hình chiếu của K trên MP. Gọi A là điểm đối xứng với K qua MN, F là giao điểm của MN với AK. a) Tứ giác MEKF là hình gì? Vì sao? b) Chứng minh tứ giác AMKN là hình thoi. c) Tam giác MNP có điều kiện gì để tứ giác MEKF là hình vuông. Khi đó, tính diện tích của tứ giác MEKF biết MN = 4cm. d) Chứng minh các đường thẳng AP, MK, EF đồng quy tại một điểm. Bài 10. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB9cm,AC12cm== a) Tính BC. b) Kẻ A H B⊥ C , tính AH. c) Qua H kẻ HEAB,HFAC,⊥⊥ tính EF. d) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HB và HC. Chứng minh rằng tứ giác MNFE là hình thang vuông? Tính diện tích tứ giác MNFE. Bài 11: Sân nhà ông Nam hình chữ nhật có chiều dài 15m và chiều rộng 9m. Ông Nam mua loại gạch men hình vuông có cạnh 0,6m để lát sân. Biết rằng một thùng có 5 viên gạch. Hỏi ông Nam cần mua bao nhiêu thùng gạch đủ lát hết cái sân. Bài 12: Một người dự định sửa nền và lát gạch 60cm x 60cm. Biết rằng kích thước nền nhà 4,8m, 15m, giá tiền 1m2 gạch là 160 000 đồng. a) Tính số tiền mua gạch. b) Ước lượng một viên gạch giá bao nhiêu? 1 Bài 13: Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 20m và chiều rộng bằng chiều dài. Người ta 4 muốn lát gạch hình vuông cạnh 5dm lên nền nhà đó nên đã mua gạch với tổng số tiền là 36 800 000 đồng (giả sử khoảng cách giữa hai viên gạch kề nhau là không đáng kể). Hỏi giá của một viên gạch là bao nhiêu? Bài 14: Một gian phòng có nền hình chữ nhật với kích thước là 3,6m và 5,8m, có một cửa sổ hình chữ nhật kích thước là 0,8m và 1,2m và một cửa ra vào hình chữ nhật kích thước 1,2m và 2m. a) Tính diện tích nền nhà. b) Tính diện tích cửa sổ, diện tích cửa ra vào. c) Ta coi một gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa bằng 20% diện tích nền nhà. Hỏi gian phòng trên có đạt mức chuẩn về ánh sáng hay không? Chúc các con ôn tập tốt! 4