Đề kiểm tra cuối kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Câu 1: Lực đẩy Ác – si – mét lớn hơn trọng lượng thì:

  • A. Vật chìm xuống
  • B. Vật nổi lên
  • C. Vật lơ lửng trong chất lỏng
  • D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng

Câu 2: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật?

  • A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực.
  • B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét.
  • C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau.
  • D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và cùng chiều với nhau.

Câu 3: Tại sao miếng xốp thả vào nước thì nổi?

  • A. Vì trọng lượng riêng của xốp nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
  • B. Vì trọng lượng riêng của xốp lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
  • C. Vì xốp là vật nhẹ.
  • D. Vì xốp không thấm nước.

Câu 4: Thả hòn bi đồng vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết đồng có trọng lượng riêng 89 000 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136 000 N/m3

  • A. Bi lơ lửng trong thủy ngân.
  • B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân.
  • C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân.
  • D. Bi chìm đúng 1/2 thể tích của nó trong thủy ngân.
docx 7 trang Lưu Chiến 12/07/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ki_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2021_2022_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

  1. TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NHÓM VẬT LÝ 8 MÔN VẬT LÝ 8 Thời gian 45 phút - Năm học: 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1: Lực đẩy Ác – si – mét lớn hơn trọng lượng thì: • A. Vật chìm xuống • B. Vật nổi lên • C. Vật lơ lửng trong chất lỏng • D. Vật chìm xuống đáy chất lỏng Câu 2: Một vật nằm trong chất lỏng. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về các lực tác dụng lên vật? • A. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực. • B. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực duy nhất là lực đẩy Ác – si – mét. • C. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và chiều ngược nhau. • D. Vật nằm trong chất lỏng chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác – si – mét có phương thẳng đứng và cùng chiều với nhau. Câu 3: Tại sao miếng xốp thả vào nước thì nổi? • A. Vì trọng lượng riêng của xốp nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. • B. Vì trọng lượng riêng của xốp lớn hơn trọng lượng riêng của nước. • C. Vì xốp là vật nhẹ. • D. Vì xốp không thấm nước. Câu 4: Thả hòn bi đồng vào thủy ngân thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Biết đồng có trọng lượng riêng 89 000 N/m3, thủy ngân có trọng lượng riêng là 136 000 N/m3 • A. Bi lơ lửng trong thủy ngân. • B. Bi chìm hoàn toàn trong thủy ngân. • C. Bi nổi trên mặt thoáng của thủy ngân. • D. Bi chìm đúng 1/2 thể tích của nó trong thủy ngân. Câu 5*: Một phao bơi có thể tích 15 dm3 và khối lượng 5 kg. Hỏi lực nâng tác dụng vào phao khi chìm trong nước là bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 • A. 100 N • B. 150 N
  2. • C. 200 N • D. 250 N Câu 6*: Một thỏi nhôm và một thỏi sắt có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng? • A. Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Ác si met tác dụng lên thỏi đó lớn hơn. • B. Sắt có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met lớn hơn. • C. Hai thỏi nhôm và sắt đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau. • D. Hai thỏi nhôm và sắt đều chịu tác dụng của lực đẩy Ác si met như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau. Câu 7: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng: • A. trọng lượng của vật • B. trọng lượng của chất lỏng • C. trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ • D. trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng Câu 8*: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao? • A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của dầu lớn hơn trọng lượng riêng của nước. • B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. • C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu. • D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau. Câu 9: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 0,5N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là: • A. 1,7N • B. 1,2N • C. 2,9N • D. 0,5N Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? • A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. • B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.
  3. • C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ. • D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển? • A. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. • B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân. • C. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên. • D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. Câu 12: Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc: • A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên • B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên • C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên • D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên Câu 13*: Một bình hình trụ cao 250cm đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là: • A. 2500 Pa • B. 250000 Pa • C. 250 Pa • D. 25000 Pa Câu 14: Một tàu ngầm đang di chuyển dưới biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu chỉ 1 875 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 265 000 N/m2. Nhận xét nào sau đây là đúng? • A. Tàu đang lặn xuống • B. Tàu đang chuyển động về phía trước theo phương ngang • C. Tàu đang nổi lên • D. Tàu đang chuyển động lùi về phía sau theo phương ngang Câu 15: Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang. • A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép • B. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép • C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép • D. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép Câu 16: Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? • A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng • B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau
  4. • C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau • D. Hai lực tác dụng có cùng chiều Câu 17*: Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 400N. Độ lớn của lực ma sát là: • A. 500N • B. 400N • C. 800N • D. Chưa thể tính được Câu 18: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động? • A. Gió thổi cành lá đung đưa. • B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại. • C. Một viên phấn đang rơi từ trên cao xuống. • D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Câu 19*: Lúc 5h sáng A chạy thể dục từ nhà ra cầu Long Biên. Biết từ nhà ra cầu Long Biên là 2,5 km. A chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi thời gian để A chạy đến cầu Long Biên là bao nhiêu. • A. 5h 30 phút • B. 6 giờ • C. 1 giờ • D. 0.5 giờ Câu 20: Một canô đang chạy trên biển và kéo theo một vận động viên lướt ván. Vận động viên lướt ván đứng yên so với: • A. Cột đèn • B. Canô • C. Khán giả • D. Hòn đảo Câu 21*: Một ô tô 6 bánh có tải trọng 12 tấn, áp suất ô tô tác dụng lên mặt đường là 50000 Pa. Diện tích mỗi bánh xe tiếp xúc với mặt đường là bao nhiêu? A. 2,4 m2 B. 0,6 m2 C. 0,4 m2 D. 1,2 m2 Câu 22: Một xe máy đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là: • A. ma sát trượt
  5. • B. ma sát nghỉ • C. ma sát lăn • D. lực quán tính Câu 23: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt • A. Quả bóng lăn trên cát • B. Bánh xe đạp chạy trên đường • C. Trục ổ bi ở xe máy đang hoạt động • D. Khi viết phấn trên bảng Câu 24: Khi ngồi trên ô tô hành khách thấy mình nghiêng người sang phải. Câu nhận xét nào sau đây là đúng? • A. Xe đột ngột tăng vận tốc • B. Xe đột ngột giảm vận tốc • C. Xe đột ngột rẽ sang phải • D. Xe đột ngột rẽ sang trái Câu 25: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: • A. ma sát • B. trọng lực • C. quán tính • D. đàn hồi Câu 26: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động. • A. Vectơ
  6. • B. Thay đổi • C. Vận tốc • D. Lực Câu 27*: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ: Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng? • A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. • B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. • C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc. • D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc. Câu 28: Tàu Thống Nhất TN1 đi từ ga Huế vào ga Sài Gòn mất 20h. Biết vận tốc trung bình của tàu là 54km/h. Hỏi chiều dài của đường ray từ Huế vào Sài Gòn? • A. 3000km • B.1080km • C. 1000km • D. 1333km Câu 29*: Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 0,9km trong thời gian 10 phút. Vận tốc trung bình của học sinh đó là: • A. 15 m/s • B. 1,5 m/s • C. 900 m/phút • D. 9 km/h
  7. Câu 30*: Một chiếc tàu thủy đi dọc một con sông từ M đến F mất hết 2h và đi ngược hết 3h. Hỏi chiếc tàu đó tắt máy và để trôi theo dòng nước từ M đến F mất bao lâu. • A. 5 giờ • B. 6 giờ • C. 12 giờ • D. Không đủ dữ kiện để tính