Đề kiểm tra giữa kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Câu 1: Công thức tính công suất là:

A. B. C. D.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về công suất?

A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây.
B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây.
C. Công suất cho biết người (hoặc) vật nào thực hiện công nhanh hơn.
D. Công suất được tính bằng công thức

Câu 3: Đơn vị của công suất là:

A. W B. J C. A D. N

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động.

B. Vật có động năng có khả năng sinh công.

C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều.

D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật.

Câu 5: Quân và Mạnh đều đưa cùng 1 thùng hàng lên ô tô. Biết rằng Quân dùng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn Mạnh. Vậy:

A. AQuân AMạnh B. AQuân > AMạnh C. AQuân < AMạnh D. AQuân = AMạnh

docx 3 trang Lưu Chiến 12/07/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2022_2023_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022–2023 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN THI: VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 45 phút A. TRẮC NGIỆM (5,0 điểm) Em hãy ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Công thức tính công suất là: A A A. B. C. D. 풫 = A.s 풫 = A.t 풫 = t 풫 = s Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong một giây. C. Công suất cho biết người (hoặc) vật nào thực hiện công nhanh hơn. A D. Công suất được tính bằng công thức 풫 = t Câu 3: Đơn vị của công suất là: A. W B. J C. A D. N Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do đang chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc khối lượng của vật. Câu 5: Quân và Mạnh đều đưa cùng 1 thùng hàng lên ô tô. Biết rằng Quân dùng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn Mạnh. Vậy: A. AQuân AMạnh B. AQuân > AMạnh C. AQuân < AMạnh D. AQuân = AMạnh Câu 6: Người ta nâng một vật nặng lên cùng một độ cao bằng hai cách. Cách 1, kéo vật bằng một ròng rọc cố định (Hình a). Cách 2, kết hợp một ròng rọc cố định và một ròng rọc động (Hình b). Nếu bỏ qua trọng lượng và ma sát của ròng rọc thì: A. Công thực hiện ở hai cách đều bằng nhau. B. Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật. C. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây dài hơn. D. Công thực hiện ở cách thứ hai nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 7: Hoàn thành kết luận sau: Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị A. lực B. thời gian C. khối lượng D. quãng đường Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Một vật có độ biến dạng càng lớn thì động năng càng lớn. B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có động năng. C. Một vật càng lên cao thì động năng của nó càng lớn. D. Một vật chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
  2. Câu 9: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào dưới đây không có thế năng? A. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. B. Lò xo nằm yên trên mặt đất. C. Lò xo đang bị kéo dãn. D. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. Câu 10: Một vật được ném lên phương xiên góc với phương nằng ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (Hình bên). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại vị trí nào vật không có thế năng? A. Vị trí A B. Vị trí B C. Vị trí C D. Vị trí D Câu 11: Một vật nặng được móc vào một đầu lo xo treo như hình bên, cách mặt đất một khoảng nhất định. Khi vật ở trạng thái cân bằng hệ vật và lò xo có dạng cơ năng nào? A. Động năng và thế năng hấp dẫn. B. Chỉ có thế năng hấp dẫn. C. Chỉ có thế năng đàn hồi. D. Có cả thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hổi. Câu 12: Cơ năng của một vật bằng tổng: A. động năng và công cơ học. B. thế năng và công cơ học. C. thế năng đàn hồi và thế năng trọng trường. D. động năng và thế năng. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Một vật càng lên cao thì thế năng hấp dẫn của nó càng lớn. B. Một vật chỉ có khả năng sinh công khi có thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. D. Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào mốc tính độ cao. Câu 14: Trong các vật sau đây, vật nào có động năng? A. Hòn bi lăn trên sàn nhà. B. Hòn bi nằm yên trên sàn nhà. C. Máy bay đang lấy nhiên liệu. D. Viên đạn nằm trong băng đạn. Câu 15: Chọn câu trả lời đúng. A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Nhiệt lượng là phần động năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. C. Nhiệt lượng là phần cơ năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. D. Nhiệt lượng là phần thế năng vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Câu 16: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng? A. Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng. B. Nhiệt năng của một vật là động năng và thế năng của vật. C. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật lúc nào cũng có. D. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự hoà tan của muối vào nước. B. Sự khuếch tán của dung dịch đồng sunfat vào nước. C. Sự tăng nhiệt năng của vật khi nhiệt độ tăng. D. Sự tạo thành gió.
  3. Câu 18: Quả bóng bay dù buộc thật chặt để ngoài không khí một thời gian vẫn bị xẹp. Vì: A. không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài. B. lúc bơm không khí vào trong bóng còn nóng, sau một thời gian không khí nguội đi và co lại làm cho bóng bị xẹp. C. giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài. D. cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng, nó tự động co lại. Câu 19: Khi ta liên tục mài miếng đồng lên mặt đất thì: A. Nhiệt năng miếng đồng tăng. B. Trọng lượng của miếng đồng tăng. C. Thể tích miếng đồng giảm. D. Khối lượng miếng đồng tăng. Câu 20: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21. (1,5 điểm) a. Phát biểu nội dung Định luật về công? b. Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 6,8m với một lực kéo ở đầu dây tự do là 210N. Hỏi, người công nhân đó đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Câu 22. (1,5 điểm) Giải thích hiện tượng sau: Tại sao khi nhỏ một giọt mực vào một cốc nước, dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực? Câu 23. (1,0 điểm) Thả một miếng đồng sau khi đã nung nóng vào chậu nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và chậu nước thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Câu 24. (1,0 điểm) Một cần cẩu làm việc với công suất 1,8 kW để nâng một vật lên cao 12 m. Tính khối lượng của vật. Biết thời gian làm việc của cần cẩu là 30 giây và chuyển động được xem như là đều. (Bỏ qua ma sát). Hết