Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 1. Sử dụng ròng rọc động để kéo vật lên cao thì

A. Được lợi hai lần về lực kéo.                        B. Bị thiệt hai lần về lực kéo.

C. Được lợi hai lần về đường đi.                    D. Được lợi hai lần về công.

Câu 2. Một lò xo đang bị nén, năng lượng của lò xo ở dạng nào?

A. Thế năng trọng trường.                              B. Thế năng đàn hồi.                               

C. Động năng.                                                  D. Không có năng lượng.

Câu 3. Ô tô đang đi trên đường, năng lượng của ô tô tồn tại ở dạng nào?

A. Thế năng đàn hồi.                                        B. Thế năng trọng trường.

C. Động năng.                                                  D. Một dạng năng lượng khác.

Câu 4. Sự tạo thành gió là do đâu?

A. Sự đối lưu của các lớp không khí.             B. Sự dẫn nhiệt của các lớp không khí.

C. Sự bức xạ của các lớp không khí.              D. Cả ba nguyên nhân trên.

doc 4 trang Ánh Mai 15/06/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_2_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_dap_a.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 8. Thời gian: 45 phút Đề kiểm tra gồm 2 trang. Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu đáp án em cho là đúng. Câu 1. Sử dụng ròng rọc động để kéo vật lên cao thì A. Được lợi hai lần về lực kéo. B. Bị thiệt hai lần về lực kéo. C. Được lợi hai lần về đường đi. D. Được lợi hai lần về công. Câu 2. Một lò xo đang bị nén, năng lượng của lò xo ở dạng nào? A. Thế năng trọng trường. B. Thế năng đàn hồi. C. Động năng. D. Không có năng lượng. Câu 3. Ô tô đang đi trên đường, năng lượng của ô tô tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng trọng trường. C. Động năng. D. Một dạng năng lượng khác. Câu 4. Sự tạo thành gió là do đâu? A. Sự đối lưu của các lớp không khí. B. Sự dẫn nhiệt của các lớp không khí. C. Sự bức xạ của các lớp không khí. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 5. Mùa đông, khi ngồi bên bếp lửa ta thấy ấm áp. Năng lượng nhiệt của bếp lửa đã truyền tới người chủ yếu bằng cách nào? A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba cách trên. Câu 6. Nhiệt năng là A. Tổng các phân tử cấu tạo nên vật. B. Hiệu các phân tử cấu tạo nên vật. C. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu 7 (1,5 điểm) a) Các chất được cấu tạo như thế nào? b) Hãy giải thích tại sao một quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần? Câu 8 (1,5 điểm) Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Với mỗi cách hãy lấy một ví dụ. Câu 9 (1,0 điểm) Lấy một ví dụ chứng tỏ nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức đối lưu. Câu 10 (3,0 điểm)
  2. a) Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg nhôm để tăng nhiệt độ từ 30 oC lên 80oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K. b) Với nhiệt lượng trên có thể đun sôi nước có nhiệt độ ban đầu là 20 oC đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 300g. Hỏi có thể đun được bao nhiêu kg nước? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Hết
  3. UBND HUYỆN HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS . NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 9. Thời gian: 45 phút Hướng dẫn chấm gồm 1 trang. Câu Nội dung đáp án Điểm Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) 1 - 6 Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. 3,0 điểm 1 - A 2 - B 3 - C 4 - A 5 - C 6 - D 3,0 Phần II: Tự luận (7,0 điểm) a) 7 - Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. 0,25 1,5 điểm - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 0,25 b) Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử cao su có khoảng cách. 0,25 Các phân tử không khí ở trong bóng luôn chuyển động về mọi phía có thể chui qua các khoảng cách này ra ngoài làm quả bóng ngày một xẹp dần. 0,75 - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là thực hiện công và 8 truyền nhiệt. 0,5 1,5 điểm - Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi cách, mỗi ví dụ được 0,5 điểm. 1,0 (Ví dụ phải nêu rõ cách làm, chỉ rõ nhiệt năng của vật tăng hay giảm do thực hiện công hay truyền nhiệt). 9 Lấy đúng một ví dụ chứng tỏ nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang 1,0 điểm vật khác bằng hình thức đối lưu. 1,0 Ví dụ: đun nước từ đáy ấm thì nước, nhiệt năng được truyền bằng hình thức đối lưu. a) Tóm tắt đúng. 0,5 10 Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg nhôm là: 3,0 điểm Q = m.c.(t2 - t1) = 5.880.(80 - 30) = 220 000(J) 1,5 b) Nhiệt lượng ấm thu vào là: ’ ’ Q1 = m1.c1.(t 2 – t 1) = 0,3.880.(100 - 20) = 21 120(J) 0,25 Nhiệt lượng nước thu vào là: ’ ’ Q2 = m2.c2.(t 2 – t 1) = m2.4200.(100 - 20) = 336 000.m2 (J) 0,25 Nhiệt lượng đun sôi ấm nước là: Q = Q1 + Q2 220 000 = 21 120 + 336 000.m2 0,25 m2 0,6kg Vậy khối lượng của nước là 0,6kg 0,25