Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

Câu 1. Quốc gia có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện ở châu Á là

A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Ấn Độ.

Câu 2. Quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất ở châu Á là

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. B. Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam.

C. Trung Quốc,Thái Lan, Ấn Độ. D. Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan .

Câu 3. Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào

A. tài nguyên dầu mỏ giàu có. B. trình độ khoa – học kĩ thuật cao.

C. phát triển nông nghiệp. D. nguồn lao động dồi dào.

Câu 4. Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước

A. công nghiệp mới. B. công nghiệp phát triển. C. đang phát triển D. kém phát triển.

Câu 5. Quốc gia dưới đây có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp

A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Lào.

Câu 6. Cây lương thực đóng vai trò quan nhất ở châu Á là

A. lúa mì. B. lúa gạo C. ngô. D. khoai.

Câu 7. Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất châu Á là

A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.

Câu 8: Ở châu Á, ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các quốc gia là

A. Công nghiệp luyện kim.

B. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy.

C. Công nghiệp điện tử - tin học.

D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến lương thực thực phẩm,…).

docx 5 trang Lưu Chiến 08/07/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_8_nam_hoc_2021_2022_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Ngô Gia Tự (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: ĐỊA LÍ 8 ĐỀ 001 Năm học 2021-2022 Đề kiểm tra có 05 trang Thời gian làm bài: 45 phút Em hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng. Câu 1. Quốc gia có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện ở châu Á là A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Ấn Độ. Câu 2. Quốc gia xuất khẩu nhiều gạo nhất ở châu Á là A. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. B. Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. C. Trung Quốc,Thái Lan, Ấn Độ. D. Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan . Câu 3. Sự phát triển nền kinh tế các nước Cô-oét, Ả-rập Xê –út chủ yếu dựa vào A. tài nguyên dầu mỏ giàu có. B. trình độ khoa – học kĩ thuật cao. C. phát triển nông nghiệp. D. nguồn lao động dồi dào. Câu 4. Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm nước A. công nghiệp mới. B. công nghiệp phát triển. C. đang phát triển D. kém phát triển. Câu 5. Quốc gia dưới đây có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp A. Nhật Bản. B. Trung Quốc. C. Hàn Quốc. D. Lào. Câu 6. Cây lương thực đóng vai trò quan nhất ở châu Á là A. lúa mì. B. lúa gạo C. ngô. D. khoai. Câu 7. Quốc gia có sản lượng lúa gạo lớn nhất châu Á là A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc. Câu 8: Ở châu Á, ngành công nghiệp phát triển ở hầu hết các quốc gia là A. Công nghiệp luyện kim. B. Công nghiệp cơ khí chế tạo máy. C. Công nghiệp điện tử - tin học. D. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt, chế biến lương thực thực phẩm, ). Câu 9: Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là A. chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. B. rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều. C. chủ yếu phát triển công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo. D. chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.
  2. Câu 10: Quan sát bảng số liệu dưới đây. Em hãy cho biết những quốc gia nào có khả năng xuất khẩu dầu mỏ? A. Cô-oét, Ấn Độ, Nhật Bản. B. In – đô – ne – xi – a, A-rập Xê-út, Cô-oét. C. Cô-oét, Trung Quốc, Ấn Độ. D. A-rập Xê-út, Nhật Bản, In – đô – ne – xi – a. Câu 11: Ở Bắc Á, vật nuôi quan trọng nhất là A. Tuần lộc . B. Gà. C. Bò. D. Lợn. Câu 12: Quốc gia hiện nay có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh là A. Nhật Bản. B. Ấn Độ. C. Hàn Quốc. D. Trung Quốc. Câu 13: Những nước có ngành dịch vụ phát triển cao là A. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. B. Nhật Bản, Xin – ga – po và Hàn Quốc. C. Trung Quốc, Xin – ga – po và Hàn Quốc. D. Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Câu 14: Vì sao Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới? A. Chính phủ có những chính sách thích hợp cho phát triển kinh tế. B. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. C. Khí hậu thuận lợi. D. Địa hình nhiều đồng bằng. Câu 15. Tây Nam Á là nằm ở ngã ba của 3 châu lục là A. châu Á-châu Âu- châu Phi B. châu Á-châu Âu- châu Mĩ C. châu Á-châu Phi-châu Mĩ D. châu Á-châu Âu- châu Đại Dương.
  3. Câu 16. Địa hình từ đông bắc xuống tây nam của Tây Nam Á lần lượt là A. núi cao, sơn nguyên, đồng bằng. B. sơn nguyên, núi cao, đồng bằng. C. núi cao, đồng bằng, sơn nguyên. D. đồng bằng, sơn nguyên, núi cao. Câu 17. Tây Nam Á nối liền với châu Phi bởi kênh đào A. Xuy-ê. B. Pa-na-ma. C. Danube – Biển Đen. D. Corinth ( Hy Lạp). Câu 18. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ có tên gọi là A. ASEAN. B. UNDP. C. OPEC. D. UNICEF. Câu 19: Nguồn cung cấp nước chính cho hệ thống sông ở khu vực Tây Nam Á là A. nước ngấm từ trong núi. B. nước ngầm. C. băng tuyết trên núi tan D. nước mưa. Câu 20. Khu vực Tây Nam Á tiếp giáp với những biển nào sau đây? A. Biển Ca-xpi, biển Đông, biển Đỏ. B. Biển Ca-xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-ráp. C. Biển Ca-xpi, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-ráp. D. Biển Ca-xpi, biển Đen, biển Đông, biển A-ráp. Câu 21: Sơn nguyên Đê - can nằm chủ yếu ở quốc gia A. Băng-la-đét. B. Ấn Độ. C. Bu-tan. D. Nê-pan. Câu 22: Hoang mạc dưới đây thuộc khu vực Nam Á là A. Hoang mạc Xa – ha - ra. B. Hoang mạc Gô - bi. C. Hoang mạc Xi - ri. D. Hoang mạc Tha. Câu 23. Dãy Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng đến khí hậu Nam Á là A. Đón các khối khí lạnh vào mùa đông, chắn các khối khí mùa hạ. B. Chắn khối khí vào mùa đông tràn xuống, đón khối khí mùa hạ. C. Ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa tới Nam Á. D. Gây là hiệu ứng gió phơn khô nóng vào mùa hạ cho Nam Á. Câu 24. Quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là A. Nê-pan. B. Băng-la-đet. C. Ấn Độ. D. Bu-tan. Câu 25. Dân cư khu vực Nam Á tập trung chủ yếu ở A. đồng bằng Ấn-Hằng. B. dãy Gát Tây. C. sơn nguyên Đê-can. D. hoang mạc Tha. Câu 26 . Quan sát bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét nào về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
  4. A. Tỉ trọng ngành Khu vực I giảm, tỉ trọng ngành Khu vực II, Khu vực III tăng. B. Tỉ trọng ngành Khu vực II tăng, tỉ trọng ngành Khu vực I, III giảm. C. Khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất, đang có xu hướng giảm. D. Khu vực III có tỉ trọng tăng, ngành Khu vực I , II tỉ trọng giảm. Câu 27. Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo A. Ấn Độ giáo và Hồi giáo. B. Ấn Độ giáo và Ki-tô-giáo. C. Ấn Độ giáo và Phật giáo. D. Phật giáo và Hồi giáo. Câu 28. Ở Ấn Độ, “Cách mạng xanh” và “Cách mạng trắng” là những cuộc cách mạng về lĩnh vực A. lâm nghiệp. B. công nghiệp. C.nông nghiệp. D. dịch vụ. Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở phía Tây Bắc của Nam Á là A. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa. B. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. C. địa hình núi cao, hiểm trở. D. khí hậu khô hạn, khắc nghiệt. Câu 30. Cho bảng số liệu về dân số Nam Á từ năm 2001-2017, cho biết nhận xét nào dưới đây đúng về dân số Nam Á? A. Dân số giảm nhanh qua các năm. B. Dân số lúc tăng, lúc giảm. C. Dân số ổn định, không thay đổi. D. Dân số tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm. Câu 31. Cho bảng số liệu về diện tích và dân số khu vực Nam Á năm 2015. Mật độ dân số của khu vực Nam Á năm 2015 là bao nhiêu? A. 0,4 người/km². B. 46 người/km². C. 406 người/km². D. 4061người/km². Câu 32: Từ bắc xuống nam, Nam Á có các miền địa hình A. đồng bằng – sơn nguyên – núi cao. B. núi cao – sơn nguyên – đồng bằng. C. núi cao – đồng bằng – sơn nguyên. D. đồng bằng – núi cao - sơn nguyên.
  5. Câu 33:Loại gió ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất của khu vực Nam Á là A. gió Tín phong Đông Bắc. B. Gió Tây Bắc. C. Gió mùa Đông Bắc. D. Gió mùa Tây Nam. Câu 34: Vì sao phía đông của khu vực Nam Á có lượng mưa lớn? A. Mùa hạ có gió đông nam từ biển thổi vào. B. Có dòng biển lạnh chảy qua. C. Mùa đông có gió đông bắc thổi. D. Có dòng biển nóng chảy qua. Câu 35: Nguyên nhân chính làm cho khu vực Nam Á có mùa đông ấm hơn Việt Nam dù ở trên cùng vĩ độ địa lí là do A. lãnh thổ Nam Á rộng lớn. B. dãy Gát Đông và Gát Tây ngăn khối khí từ biển. C. Nam Á có nhiều sơn nguyên cao. D. dãy Himalaya ngăn khối khí lạnh từ phía Bắc. Câu 36: Khu vực Nam Á có bao nhiêu quốc gia? A. 6 quốc gia. B. 7 quốc gia. C. 8 quốc gia. D. 9 quốc gia. Câu 37: Nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân hoá khí hậu của khu vực Nam Á là A. gió mùa. B. vĩ độ. C. địa hình. D. dòng biển. Câu 38: Quốc gia nào dưới đây nằm ở phía Tây Bắc của khu vực Nam Á? A. Pa - ki - xtan. B. Băng-la-đét. C. Bu - tan. D. Nê – pan. Câu 39: Ý nào dưới đây không đúng với đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á? A. Các nước Nam Á là thuộc địa của thực dân Pháp trong thời gian dài. B. Dân cư khu vực Nam Á tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng Ấn- Hằng. C. Là một trong những cái nôi nền văn minh cổ đại trên thế giới. D. Các quốc gia trong khu vực đều thuộc nhóm nước đang phát triển. Câu 40: Giá trị sản lượng công nghiệp của Ấn Độ đứng thứ mấy trên thế giới? A. Thứ 7. B. Thứ 8. C. Thứ 9. D. Thứ 10. HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1B 2B 3A 4C 5D 6B 7D 8D 9B 10B 11A 12C 13B 14A 15A 16C 17A 18C 19C 20B 21B 22D 23B 24C 25A 26A 27A 28C 29D 30D 31C 32C 33D 34A 35D 36B 37C 38A 39A 40D