Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Chọn đáp án đúng 

Câu 1:  Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.

 B. Chiếc lá đang rơi.

C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.

D. Quả bóng đang bay trên cao.

Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.

A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay.

B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe.

C. Một máy bay đang bay trên cao.

D. Một ô tô đang chuyển động trên đường.

Câu 3:  Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc.

D. Hiện tượng cầu vồng.

Câu 4:  Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật?

A. 1                     B. 2                           C. 3                           D. 4

Câu 5:  Chọn câu sai trong những câu sau:

A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.

B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.

C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.

D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.

doc 2 trang Ánh Mai 28/02/2023 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: VẬT LÍ 8 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)? A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà. C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà. B. Chiếc lá đang rơi. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất. A. Một máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một ô tô đang đỗ trong bến xe. C. Một máy bay đang bay trên cao. D. Một ô tô đang chuyển động trên đường. Câu 3: Hiện tượng khuếch tán là: A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau. B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau. C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc. D. Hiện tượng cầu vồng. Câu 4: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5: Chọn câu sai trong những câu sau: A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi. C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên. D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật. Câu 6: Đứng gần một bếp lửa ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? A. Sự đối lưu C. Sự bức xạ B.Sự dẫn nhiệt của không khí D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần dẫn nhiệt II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7( 1,5 điểm): a. Viết công thức tính công suất? Giải thích rõ tên và đơn vị của các đại lượng? b. Một động cơ có công suất 60W cho ta biết điều gì? Câu 8 (1,5 điểm): Có mấy hình thức truyền nhiệt? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức truyền nhiệt đó? Câu 9 (1 điểm): Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? Câu 10 ( 3 điểm): Người ta đổ 2 lít nước ở 60 0C vào ấm nhôm có khối lượng 0,5kg đựng nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ nước trong ấm bằng 40 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước là 880J/kg.K và 4200J/kg.K. a. Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là gì? a. Nhiệt lượng do 2 lít nước toả ra là bao nhiêu? b.Tính khối lượng nước có trong ấm trước khi đổ thêm 2 lít nước?
  2. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0.5 đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 A C A B D C II.TỰ LUẬN (7 điểm) Câu Nội dung Biểu điểm a. Công thức tính công suất: A ℘ = 0,5 t Câu 7 Trong đó: - ℘: Công suất (W) 0,5 (1,5 điểm) - A: Công thực hiện được(J) - t: Thời gian thực hiện công (s) b. Một động cơ có công suất 60W cho ta biết công của máy đó thực 0,5 hiện trong 1 giây là 60J Câu 8 - Có 3 hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt 0,5 (1,5 điểm) - Sự giống và khác nhau của 3 hình thức truyền nhiệt: * Giống nhau: Đều là truyền nhiệt từ phần này sang phần khác trong 0,25 cùng 1 vật hoặc từ vật này sang vậy khác. * Khác nhau: + Dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra ở chất rắn. 0,25 + Đối lưu chủ yếu xảy ra ở chất khí và lỏng. 0,25 + Bức xạ nhiệt xảy ra trong cả chân không. 0,25 Câu 9 Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc 3 yếu tố: (1 điểm) - Khối lượng của vật. - Độ tăng nhiệt độ của vật. - Chất cấu tạo nên vật. a, Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là muốn làm 1,0 cho 1kg nhôm nóng thêm 1oC cần truyền cho nhôm một nhiệt lượng là Câu 10 880J. (3 điểm) b, Nhiệt lượng do 2 lít nước toả ra là : 1,0 Q1 = m1C(t1 - t) = 2.4200 (60 - 40) = 168000(J) c, Nhiệt lượng do ấm nhôm thu vào là: 0,25 Q2 = m2c2(t - t2) = 0,5.880.(40 - 20) = 8800(J) Nhiệt lượng do phần nước trong ấm thu vào là: 0,25 Q3 = m3c3(t - t2) = m3 . 4200.( 40 - 20) = 84000.m3 Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: 0,25 Q1 = Q2 + Q3 => 84000 = 8800 + 84000.m3 0,25 => 84000.m3 = 75200 => m3 ≈ 0,9(kg)