Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1. Sử dụng mặt phẳng nghiêng dài 4m để đưa vật lên cao 2m thì:
A. Được lợi hai lần về lực kéo. B. Bị thiệt hai lần về lực kéo.
C. Được lợi hai lần về đường đi. D. Được lợi hai lần về công.
Câu 2. Một quả bưởi đang ở trên cây, năng lượng của quả bưởi tồn tại ở dạng:
A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn.
C. Động năng. D. Không có năng lượng.
Câu 3. Vận động viên đang chạy bộ, năng lượng của vận động viên tồn tại ở dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng trọng trường.
C. Động năng. D. Một dạng năng lượng khác.
Câu 4. Tại sao khi đốt nến, khói lại bay lên cao?
A. Sự đối lưu của các lớp không khí. B. Sự dẫn nhiệt của các lớp không khí.
C. Sự bức xạ của các lớp không khí. D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 5. Mùa đông, khi ngồi bên lò sưởi ta thấy ấm áp. Năng lượng nhiệt của bếp lửa đã truyền tới người chủ yếu bằng cách nào?
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba cách trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022_2023_co_huong.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
- UBND HUYỆN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 8. Thời gian: 45 phút Đề chính thức Ma trận gồm 2 trang. Chủ đề Các cấp độ nhận thức Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Công - 1. Nêu được sử Công suất - dụng ròng rọc Cơ năng động để kéo vật lên cao thì được lợi hai lần về lực kéo. 2. Nêu được dạng năng lượng của lò xo khi bị nén, của ô tô đang chuyển động. Số câu 3 3 Số điểm 1,5 1,5 Tỉ lệ % 15% 15% 2. Cấu tạo 3. Nêu được cấu 6. Giải thích chất - Nhiệt tạo của các chất. được hiện tượng năng 4. Nêu được nhiệt liên quan đến năng của một vật cấu tạo chất. là gì và những 7. Lấy được ví cách làm thay đổi dụ về các cách nhiệt năng của làm thay đổi một vật. nhiệt năng của 5. Nhận biết được một vật. các hình thức 8. Lấy được ví truyền nhiệt trong dụ về sự dẫn trường hợp cụ thể. nhiệt. Số câu 5 3 8 Số điểm 2,5 3 5,5 Tỉ lệ % 25% 30% 55% 3. Nhiệt 9. Áp dụng 10. Áp dụng lượng. được công thức được công tính nhiệt thức tính lượng để tính nhiệt lượng nhiệt lượng vật để giải bài thu vào. tập. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 1 3 Tỉ lệ % 20% 10% 30% TS câu 8 3 1 1 13 TS điểm 4 3 2 1 10
- Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100%
- ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu đáp án em cho là đúng. Câu 1. Sử dụng mặt phẳng nghiêng dài 4m để đưa vật lên cao 2m thì: A. Được lợi hai lần về lực kéo. B. Bị thiệt hai lần về lực kéo. C. Được lợi hai lần về đường đi. D. Được lợi hai lần về công. Câu 2. Một quả bưởi đang ở trên cây, năng lượng của quả bưởi tồn tại ở dạng: A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng hấp dẫn. C. Động năng. D. Không có năng lượng. Câu 3. Vận động viên đang chạy bộ, năng lượng của vận động viên tồn tại ở dạng nào? A. Thế năng đàn hồi. B. Thế năng trọng trường. C. Động năng. D. Một dạng năng lượng khác. Câu 4. Tại sao khi đốt nến, khói lại bay lên cao? A. Sự đối lưu của các lớp không khí. B. Sự dẫn nhiệt của các lớp không khí. C. Sự bức xạ của các lớp không khí. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 5. Mùa đông, khi ngồi bên lò sưởi ta thấy ấm áp. Năng lượng nhiệt của bếp lửa đã truyền tới người chủ yếu bằng cách nào? A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu. C. Bức xạ nhiệt. D. Cả ba cách trên. Câu 6. Nhiệt lượng là A. Tổng các phân tử cấu tạo nên vật. B. Hiệu các phân tử cấu tạo nên vật. C. Hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. Nhiệt năng của vật nhận thêm vào hoặc mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu 7 (1,5 điểm) a) Các chất được cấu tạo như thế nào? b) Tại sao trong nước hồ, ao, sông biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều? Câu 8 (1,5 điểm) Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một vật? Với mỗi cách hãy lấy một ví dụ. Câu 9 (1,0 điểm) Lấy một ví dụ chứng tỏ nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật bằng hình thức dẫn nhiệt. Câu 10 (3,0 điểm) a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 3 kg nước từ nhiệt độ ban đầu 200C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. b) Người ta dùng nhiệt lượng trên để đun sôi nước (cũng ở nhiệt độ 20 0 C) đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 500g. Hỏi có thể đun được bao nhiêu kg nước? Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200J/kg.K và 880J/kg.K.
- HD CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II Đề 1 NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 8. Thời gian: 45 phút Hướng dẫn chấm gồm 1 trang. Câu Nội dung đáp án Điểm Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm) 1 - 6 Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. 3,0 điểm 1 - A 2 - B 3 - C 4 - A 5 - C 6 - D 3,0 Phần II: Tự luận (7,0 điểm) a) 7 - Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. 0,25 1,5 điểm - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 0,25 b) Do nước được cấu tạo từ các phân tử nước, giữa các phân tử nước có khoảng cách. 0,25 Các phân tử không khí luôn chuyển động không ngừng về mọi phía nên có thể xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước làm trong nước ao, hồ, sông biển có không khí. 0,75 - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật là thực hiện công và 8 truyền nhiệt. 0,5 1,5 điểm - Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi cách, mỗi ví dụ được 0,5 điểm. 1,0 (Ví dụ phải nêu rõ cách làm, chỉ rõ nhiệt năng của vật tăng hay giảm do thực hiện công hay truyền nhiệt). 9 Lấy đúng một ví dụ chứng tỏ nhiệt năng có thể truyền từ phần này 1,0 điểm sang phần khác của một vật bằng hình thức dẫn nhiệt. 1,0 Ví dụ: Nhúng một đầu chiếc thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa ta thấy nóng. Điều đó chứng tỏ, nhiệt năng đã truyền từ thìa tới cán thìa bằng hình thức dẫn nhiệt. a)Tóm tắt đúng 0,5 10 Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là: 3,0 điểm Q = mc(t2 – t1) = 3.4200.(100 – 20) = 1 008 000(J) 1,5 b) Nhiệt lượng ấm thu vào là: ’ ’ Q1 = m1.c1.(t 2 – t 1) = 0,5.880.(100 - 20) = 35 200(J) 0,25 Nhiệt lượng nước thu vào là: ’ ’ Q2 = m2.c2.(t 2 – t 1) = m2.4200.(100 - 20) = 336 000.m2 (J) 0,25 Nhiệt lượng đun sôi ấm nước là: Q = Q1 + Q2 1 008 000 = 35 200 + 336 000.m2 0,25 m2 2,89kg Vậy khối lượng của nước là 2,89kg. 0,25