Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Văn Khiêm
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Cho ví dụ ?
Câu 2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
Câu 3: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì?
Câu 4: Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định theo công thức nào?
Câu 5: Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?Kí hiệu cường độ lực?
Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chiụ tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết những lực tác dụng lên quả táo.
Câu 7: Quán tính là gì? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào?
Câu 8: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ?
Câu 9: Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại?
Câu 10: Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào?
Câu 11: Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng? Làm thế nào để tăng, giảm áp suất? Lấy ví dụ thực tế?
Câu 12: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng?
Câu 13: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên vật theo phương nào? Nêu ví dụ? Đơn vị của áp suất khí quyển?
Câu 14: Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. Công thức tính lực đẩy Acsimet?
Câu 15: Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm, vật lơ lửng?
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Lê Văn Khiêm
- UBND QUẬN LONG BIÊN NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: VẬT LÍ 8 Năm học: 2021 - 2022 A. LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học? Cho ví dụ ? Câu 2: Vì sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối? Câu 3: Viết và chú thích công thức tính vận tốc. Hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Đơn vị vận tốc hợp pháp là gì? Câu 4: Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Vận tốc của chuyển động không đều được xác định theo công thức nào? Câu 5: Lực là gì? Trình bày cách biểu diễn và kí hiệu một vectơ lực?Kí hiệu cường độ lực? Câu 6: Thế nào là hai lực cân bằng? Một vật chiụ tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào? Một quả táo nằm yên trên bàn. Hãy cho biết những lực tác dụng lên quả táo. Câu 7: Quán tính là gì? Quán tính của một vật được thể hiện như thế nào? Câu 8: Lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? Cho ví dụ? Câu 9: Cho ví dụ về lực ma sát có lợi và lực ma sát có hại? Nêu cách làm tăng lực ma sát có lợi và làm giảm lực ma sát có hại? Câu 10: Thế nào là áp lực? Cho ví dụ? Áp lực có tác dụng càng mạnh khi nào? Để thể hiện độ mạnh yếu của áp lực người ta dung đại lượng nào? Câu 11: Áp suất được tính như thế nào? Viết công thức và nêu tên các đại lượng? Làm thế nào để tăng, giảm áp suất? Lấy ví dụ thực tế? Câu 12: Nêu kết luận về áp suất chất lỏng? Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Câu 13: Thế nào là áp suất khí quyển? Áp suất này tác dụng lên vật theo phương nào? Nêu ví dụ? Đơn vị của áp suất khí quyển? Câu 14: Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. Công thức tính lực đẩy Acsimet? Câu 15: Khi nào vật nổi, khi nào vật chìm, vật lơ lửng? B. BÀI TẬP I) GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG. Câu 1: Tại sao vỏ bánh xe có rãnh? Câu 2: Khi xe đột ngột thắng gấp, hành khách trên xe ngã về phía nào? Vì sao? Câu 3: Tại sao đi giày gót nhọn dễ bị lún hơn gót bằng? Câu 4: Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp lực cao? Câu 5: Bình đựng nước tinh khiết có gắn vòi ở đáy bình, nhưng phía trên còn có một lỗ nhỏ mở thông với không khí ngoài khí quyển. Hãy cho biết vai trò của lỗ nhỏ đó khi lấy nước từ vòi? II) BÀI TẬP TỰ LUẬN. Bài 1: Cứ trong một phút, tàu hỏa chuyển động đều đi được đoạn đường 180m, tính: a) vận tốc của tàu ra m/s và km/h. b) thời gian để tàu đi được 2,7km. c) đoạn đường mà tàu đi được trong 10s. Bài 2: Một học sinh đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 150m. Trong 60m đầu tiên học sinh đó đi hết nửa phút, đoạn đường còn lại hết 20 giây. Tính vận tốc trung bình trên mỗi đoạn dốc và trên cả đoạn đường dốc đó? Bài 3: Một ống nghiệm chứa thủy ngân với độ cao h=3cm.
- a) Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Hãy tính áp suất của thủy ngân lên đáy của ống nghiệm. b) Nếu thay thủy ngân bằng nước thì cột nước phải có chiều cao bao nhiêu để tạo ra một áp suất 2 như trên?(biết dH20=10000N/m ) Bài 4: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. cho trọng lượng riêng trung bình của nước là 10300N/m3. a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. b) Cửa chiếu sáng của áo lặn có S=0,016m2. Tính áp lực của nước tác dụng lên diện tích này. c) Biết áp suất tối đa mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m 2, hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn? Bài 5: Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc 4cm. biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Bài 6: Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D=10,5g/cm 3 được nhúng chìm hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. III) BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Xem bài tập tập trắc nghiệm trong SBT. Hết BGH duyệt Tổ (nhóm) chuyên môn Giáo viên Kiều Thị Hải Trương Mai Hằng Lê Văn Khiêm